Quan sát và năng lực quan sát

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 79 - 81)

a. Định nghĩa về quan sát và năng lực quan sát * Quan sát

Quan sát là sự tri giác có tổ chức, có chủ đích, có kế hoạch về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh.

* Năng lực quan sát

điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật và hiện tượng.

Năng lực quan sát được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện. b. Sự khác biệt giữa các cá nhân về tri giác và quan sát.

Có thể đề cập đến các kiểu tri giác và quan sát để nhìn thấy sự khác biệt giữa các cá nhân về quan sát và năng lực quan sát:

- Kiểu tổng hợp:

Kiểu tri giác tổng hợp thiên về sự tri giác những mối quan hệ giữa các thuộc tính, bộ phận, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa của nó mà coi nhẹ các chi tiết, thuộc tính cụ thể.

- Kiểu phân tích:

Kiểu tri giác phân tích chủ yếu là tri giác những thuộc tính, những bộ phận, chi tiết cụ thể, nhiều vẻ của đối tượng.

- Kiểu phân tích - tổng hợp:

Kiểu tri giác phân tích - tổng hợp giữ được sự cân đối giữa hai mặt phân tích và tổng hợp.

- Kiểu cảm xúc:

Kiểu tri giác cảm xúc chủ yếu phản ánh những cảm xúc, tâm trạng mà đối tượng gây ra cho mình, mà ít quan tâm đến bản thân đối tượng, đến những thuộc tính, nhất là những quan hệ của chúng.

Kiểu tri giác và quan sát không phải là cố định. Sự thay đổi mục đích, nội dung của hoạt động, sự thay đổi những đặc điểm của đối tượng tri giác, sự thay đổi thái độ đối với hoạt động có thể làm thay đổi những đặc điểm tri giác và quan sát đặc trưng của mỗi người. Điều này cũng tạo nên sự khác biệt về chất trong tri giác và quan sát giữa các cá nhân. Năng lực quan sát của từng cá nhân cũng phụ thuộc nhiều vào kiểu tri giác và quan sát mà cá nhân đó có ưu thế.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỰC

4.2.1. Định nghĩa

Trí nhớ là một hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng. Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng được nảy sinh trong óc (não) khi những sự vật, hiện tượng đó khơng cịn trực tiếp tác động vào các giác quan.

Theo Robert J. Stemberg (1999) thì trí nhớ có nghĩa là bằng trí não, con người dựa vào những kinh nghiệm đã trải qua để sử dụng những thơng tin đó trong hiện tại.

Như vậy, trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)