Cấu trúc của tính cách

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 162 - 164)

Tính cách là một tổ hợp của nhiều nét tính cách được kết hợp với nhau tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm hệ thống thái độ và hệ thống hành vi.

* Hệ thống thái độ - nội dung của tính cách

- Thái độ đối với xã hội: thái độ lựa chọn, đánh giá và cảm xúc với đất nước, các tổ chức xã hội, các phong tục tập quán, dư luận xã hội. Biểu hiện ở một số nét tính cách như: lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm làm giàu cho đất nước, vì nghĩa...

- Thái độ đối với tự nhiên: thể hiện nhận thức và cảm xúc với thiên nhiên. Biểu hiện ở một số nét tính cách: yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng và gìn giữ mơi trường...

- Thái độ đối với người khác: thái độ trong các mối quan hệ với con người (ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè và những người xung quanh). Gồm một số nét tính cách: lịng kính u, lịng nhân ái, tính hợp tác, tính cởi mở, tính trung thực, tính cơng bằng, tính khoan dung.

- Thái độ đối với công việc: thái độ với công việc, nghề nghiệp và sản phẩm làm ra. Thể hiện ở một số nét tính cách như: yêu nghề, cần cù, tận tụy, kỷ luật, cẩn thận, sáng tạo, tiết kiệm...

- Thái độ đối với bản thân: những nét tính cách thể hiện sự đánh giá và rung cảm với bản thân như: tự tin, danh dự, tự trọng, tự phê bình, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến...

- Các phẩm chất ý chí của tính cách: tính mục đích, tính kiên trì, tính tự kiềm chế, tính dũng cảm...

* Hệ thống hành vi - hình thức của tính cách

Là sự thể hiện ra bên ngoài của hệ thống thái độ. Hệ thống hành vi bao gồm cử chỉ, động tác, nét mặt, ánh mắt, nụ cười... rất đa dạng phong phú nhưng đều chịu sự chi phối bởi hệ thống thái độ. Chẳng hạn, bạn sẽ nhận biết một người có tính tự tin qua ngơn ngữ tự chủ, tác phong đĩnh đạc, cái nhìn thẳng thắn và tự nhiên.

Nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ thống nhất. Thường có sự phù hợp, nhất quán giữa thái độ và hành vi, tuy nhiên trong thực tế có những khi giữa nội dung và hình thức khơng ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, một người thực lòng muốn giúp đỡ người khác nhưng lại thể hiện cử chỉ vụng về, thậm chí trái ngược gây sự hiểu lầm ở người được giúp đỡ; hoặc một người có tính độc ác lại được ngụy trang bằng cử chỉ ân cần, lời nói ngọt ngào.

Hệ thống hành vi được hình thành và ổn định trong sự thống nhất với hệ thống thái độ, nhưng hành vi là hệ thống “động” có tính độc lập tương đối. Vì thế, khi xem xét tính cách, chúng ta cần phải căn cứ vào cả mặt thái độ và hành vi, đồng thời cần phân biệt rõ giữa bản chất và hiện tượng.

Tính cách là thành phần quan trọng, thể hiện bộ mặt đạo đức của nhân cách. Tính cách có ảnh hưởng lớn đến sụ phát triển của các thuộc tính khác của nhân cách (xu hướng, năng lực, khí chất). Người có tính cách tốt thường được coi là có nhân cách tốt. Tính cách là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn đạt được mục tiêu của mình. Người có tính cách tốt cịn ảnh hưởng, thuyết phục và lôi cuốn những người xung quanh bằng các hành động gương mẫu, tỏa sáng.

7.4.3. Khí chất

7.4.3.1. Định nghĩa

Các cá nhân có sự khác nhau rất rõ trong những về bề ngồi của hành vi. Người thì ln nhanh nhẹn hoạt bát; người thì hay e dè, khó thích nghi; người thì ln ơn hịa, ung dung; người thì hay xúc động mạnh, vội vàng, hấp tấp... Những biểu hiện này chi thuần túy là sắc thái diễn biến khác nhau của hoạt động tâm lý con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ mà thơi, chứ khơng nói lên bản chất con người ấy là lười biếng hay chăm chỉ, trung thực hay giả dối, dũng cảm hay hèn nhát, tài giỏi hay bình thường. Những đặc điểm về hành vi như vậy trở nên ổn định, đặc trưng cho cá nhân được gọi là khí chất (tính khí).

Khí chất là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 162 - 164)