a. Tưởng tượng nảy sinh trong hồn cảnh có vấn đề
Tưởng tượng và tư duy đều là q trình nhận thức lý tính. Cũng giống như tư duy, tưởng tượng chỉ nảy sinh khi con người đứng trước một hồn cảnh có vấn đề, nghĩa là đứng trước những đòi hỏi mới, thực tiễn mới chưa từng gặp và động cơ thúc đẩy quá trình tưởng tượng cũng là nhu cầu khám phá, làm sáng tỏ cái mới.
Vậy đứng trước một hồn cảnh có vấn đề thì khi nào con người tư duy, khi nào tưởng tượng? Điều này tùy thuộc vào tính bất định (khơng xác định, khơng rõ ràng) của hồn cảnh có vấn đề nhiều hay ít. Nếu những dữ liệu khởi đầu của nhiệm vụ, hay bài toán, một vấn đề khoa học là rõ ràng, sáng tỏ thì quá một giải quyết nhiệm vụ chủ yếu được tuân theo những quy luật của tư duy. Cịn khi hồn cảnh có vấn đề mang tính chất bất định lớn, những dữ liệu khởi đầu khó được phân tích một cách chính xác thì q trình giải quyết nhiệm vụ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng.
Như vậy, khi con người chỉ có những thơng tin mơ hồ, chưa rõ ràng, hoặc khi con người chưa đủ tri thức để giải quyết vấn đề theo quy luật của tư duy thì con người giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Giá trị của tương tượng là cho phép con người đi đến quyết định và tìm ra được giải pháp trong hồn cảnh có vấn đề ngay cả khi khơng có đủ
những tri thức cần thiết để tư duy, tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung được kết quả cuối cùng.
Khác với những nhiệm vụ của tư duy, nhiệm vụ của tưởng tượng có đặc điểm là tính rộng mở. Trước mỗi nhiệm vụ có nhiều cách giải quyết. Đơn cử như nhà văn có thể xây dựng nhân vật của mình bằng nhiều cách khác nhau, kiến trúc sư thiết kế một loại nhà nhưng đa dạng về hình thức và phong cách…
b. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng
Khi tưởng tượng, con người sử dụng các biểu tượng để tạo ra các biểu tượng mới. Những biểu tượng này có thể coi như một dạng tín hiệu thứ hai (có thể coi tưởng tượng là tư duy hình tượng).
Sản phẩm của tưởng tượng cũng phải được ta sử dụng ngơn ngữ để biểu đạt. Vì vậy, ngơn ngữ là điều kiện và là chất liệu đặc biệt quan trọng để tưởng tượng và thể hiện sản phẩm của tưởng tượng.
c. Tưởng tượng phản ánh gián tiếp, khái quát
Tưởng tượng là quá trình xây dựng nên những hình ảnh, biểu tượng mới trên cơ sở những biểu tượng đã có (biểu tượng của trí nhớ - hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà trước đây ta đã tri giác). Do đó sự phản ánh của tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái qt. Có thể phân tích tính gián tiếp và tính khái quát của tưởng tượng như sau:
- Tính gián tiếp của tưởng tượng:
Tính gián tiếp của tưởng tượng là do các biểu tượng của tưởng tượng chính là biểu tượng cũ được sắp xếp, “chế biến” lại, nó là “biểu tượng” của “các biểu tượng”.
- Tính khái quát của tưởng tượng:
Tính khái quát của tưởng tượng là do biểu tượng mới là những nét chung của sự vật, nét cơ bản của sự vật mà ta đã tri giác trước đây.
d. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Trong q trình tưởng tượng chúng ta sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính cung cấp. Nói khác đi, tưởng tượng sử dụng nguồn nguyên liệu đặc biệt do nhận thức cảm tính đem lại. Vì vậy, tưởng tượng có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
4.3.2.3. Vai trị của tưởng tượng
động lao động, tưởng tượng cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động trước khi bắt đầu hoạt động lao động. Do đó, tưởng tượng giúp chúng ta định hướng trong quá trình hoạt động bằng cách tạo ra mơ hình tâm lý về những sản phẩm của lao động, điều này hỗ trợ cho sự thể hiện thành hiện vật của những sản phẩm đó.
Tưởng tượng cần thiết đối với hoạt động dạy học và giáo dục. Khi chuẩn bị bài giảng, người giáo viên phải hình dung trước được tiến trình của bài giảng, phải dự kiến được các phản ứng có thể có của học sinh các câu hỏi và câu trả lời của các em… Khi tiến hành công tác giáo dục, giáo viên cũng phải tạo ra trong não mình hình ảnh của con người “mẫu mực” mà mình muốn giáo dục ở học sinh, với tất cả các phẩm chất tâm lý của con người ấy.
Trong hoạt động học tập, nếu khơng có sự phát triển đầy đủ của tưởng tượng thì học sinh khơng thể học tập có kết quả được. Đơn cử như khi đọc hoặc kể lại một tác phẩm văn học, học sinh phải hình dung được ở trong đầu cái mà tác giả nói đến. Học Lịch sử, học sinh phải tưởng tượng được những hình ảnh của một trận đánh qua lời mơ tả của giáo viên…
Tưởng tượng cịn có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Hình ảnh mẫu người lý tưởng mà học sinh muốn noi theo được tạo ra dưới ảnh hưởng của tưởng tượng sẽ là động cơ quan trọng để học sinh phấn đấu.