VAI TRÒ CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 123 - 125)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Nhận thức và tình cảm là hai mặt khác nhau trong đời sống tâm lý người nhưng chúng cùng tồn tại, tác động và hỗ trợ cho nhau. Vì cả hai đều là những hiện tượng tâm lý nên nó đều mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tính phản ánh và những thuộc tính của nhận thức và tình cảm nói lên đặc trưng nhân cách của cá nhân ấy. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt nhất định, kể cả trong những điểm tưởng chừng hoàn toàn giống nhau ấy.

* Về nội dung phản ánh

Nhận thức phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng xúc cảm, tình cảm lại phản ánh mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với chính nhu cầu của chủ thể. Chính vì vậy, phạm vi phản ánh của tình cảm hẹp hơn và tính chủ thể lại cao hơn nhiều so với nhận thức.

* Về phương thức phản ánh

Nhận thức phản ánh thế giới khách quan bằng những hình ảnh, khái niệm, cịn xúc cảm và tình cảm thì bằng những rung động.

* Về kết quả phản ánh

Kết quả của quá trình nhận thức cho ta biết bản chất, đặc điểm của thế giới khách quan, những xúc cảm, tình cảm lại xác định ý nghĩa của chúng với chủ thể, mang đến ý nghĩa sống cho con người.

* Về quá trình hình thành

Về quá trình hình thành, nhận thức được hình thành bằng con đường khác nhiều so với xúc cảm, tình cảm. Hoạt động nhận thức có thể lượng hóa dễ dàng nhưng đo lường xúc cảm, đặc biệt là tình cảm thì khó hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nếu muốn nâng cao nhận thức, phát triển khả năng tư duy, quan sát, trí tưởng tượng, ta có thể giáo dục trẻ bằng những con đường như dạy học, thuyết giảng. Nhưng với xúc cảm, tình cảm, muốn hình thành thì phải có những trải nghiệm thực tế để các em xuất hiện những rung động.

Mặc dù có những điểm khác biệt như trên, nhận thức và xúc cảm, tình cảm lại có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nhận thức làm nền tảng cho xúc cảm, tình cảm, định hướng cho đời sống tình cảm của con người. Nhờ có nhận thức mà con người xác định được mối quan hệ sự vật hiện, tượng với nhu cầu của bản thân để nảy sinh những rung

5.6. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ NHẬN THỨC

động tương ứng. Nhận thức càng sâu sắc sẽ giúp đời sống tình cảm càng ổn định hơn. Ngược lại, chính xúc cảm, tình cảm lại ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức. Nó có thể là động lực cho con người vươn đến những tìm tịi, khám phá nhưng cũng có thể khiến nhận thức con người bị sai lệch, mù quáng khi cường độ của xúc cảm, tình cảm q mạnh. Chính điều này khiến con người gặp khó khăn trong nhận thức, đặc biệt với những người sống thiên về tình cảm.

Trên thực tế, hai thành tố này luôn tương tác cho nhau trong quá trình sống của một con người. Mỗi khi ra một quyết định nào đó con người ngồi phân tích những thiệt - hơn, được - mất, cịn tính đến yếu tố ấy mang ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mình. Chính sự kết hợp hài hòa giữa nhận thức và đời sống tình cảm sẽ tạo ra những con người cân bằng, ngược lại, có thể tạo nên những người sống rất lý trí, cứng nhắc, nguyên tắc hoặc những người ủy mị, yếu đuối, làm việc nhất thời theo xúc cảm, tình cảm, để tình cảm điều khiển hoặc khống chế chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)