Phân loại giao tiếp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 42 - 43)

Dựa trên những tiêu chí khác nhau thì cách phân loại giao tiếp cũng khác nhau: * Căn cứ vào phương tiện giao tiếp

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ:

Giao tiếp bằng ngơn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ. Đây là hình thức giao tiếp phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Ngơn ngữ là các tín hiệu được quy ước chung trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện tượng gọi chung là nghĩa của từ. Người ta dùng từ để giao tiếp theo một ý nhất định. Tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi giao tiếp.

- Giao tiếp phi ngôn ngữ:

Giao tiếp phi ngơn ngữ là hình thức giao tiếp khơng lời khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ và những yếu tố phi ngôn ngữ khác. Giao tiếp phi ngôn ngữ thực hiện những hành động, cử chỉ - điệu bộ, những yếu tố thuộc về sắc thái hành vi, những phương tiện khác đòi hỏi người giao tiếp phải hiểu về nhau một cách tương đối.

* Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp - Giao tiếp trực tiếp:

và nhận tín hiệu của nhau. - Giao tiếp gián tiếp:

Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hoặc những yếu tố đặc biệt khác.

* Căn cứ vào quy cách giao tiếp - Giao tiếp chính thức:

Giao tiếp chính thức là hình thức giao tiếp diễn ra theo quy định, theo chức trách. Các chủ thể trong giao tiếp phải tuân thủ những yêu cầu, quy định nhất định.

- Giao tiếp khơng chính thức:

Giao tiếp khơng chính thức là hình thức giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú, cảm xúc của các chủ thể.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)