Các loại tư duy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 94 - 96)

Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau.

Xét theo phương diện hình thành và phát triển tư duy thì có thể chia tư duy thành ba loại:

* Tư duy trực quan hành động

Tư duy trực quan hành động là loại tư duy có cả ở con người và động vật cao cấp. Đó là tư duy bằng các thao tác cụ thể hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể.

* Tư duy trực quan hình ảnh

Tư duy trực quan hình ảnh là loại tư duy phát triển ở mức cao hơn, chỉ có ở người. Đối với loại tư duy này, việc giải quyết vấn đề dựa trên các hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

* Tư duy trừu tượng

Tư duy trừu tượng là loại tư duy phát triển ở mức cao nhất, chỉ có ở người. Loại tư duy này giải quyết vấn đề dựa trên những khái niệm, những mối quan hệ logic và gắn bó chặt chẽ với ngơn ngữ, lấy ngơn ngữ làm phương tiện để tư duy.

Nếu xét theo cách giải quyết vấn đề thì có thể chia tư duy ra thành làm ba loại: * Tư duy thực hành

Tư duy thực hành là loại tư duy với nhiệm vụ đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể và được giải quyết bằng những hành động thực hành, vừa thực hành vừa tìm

cách thức giải quyết tiếp theo. * Tư duy hình ảnh cụ thể

Tư duy hình ảnh cụ thể là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên hình ảnh trực quan đã có. Loại tư duy hình ảnh cụ thể rất có ý nghĩa trong q trình thực hiện các kỹ năng thực hành, các hình thức lao động cụ thể.

* Tư duy lý luận

Tư duy lý luận là loại tư duy đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận để giải quyết những vấn đề khơng cụ thể, những vấn đề cần có cơ sở lý thuyết.

Trong thực tế con người thường ít khi sử dụng chỉ một loại tư duy nào đó mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy nhất định nào đó giữ vai trị chủ yếu.

* Tư duy sáng tạo

Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và địi hỏi cải tiến cơng việc làm cơ sở cho mọi suy nghĩ của con người.

Tư duy sáng tạo được hiểu là một kiểu tư duy đặc trưng bởi sự sản sinh ra sản phẩm mới và xác lập các thành phần mới của hoạt động nhận thức nhằm tạo ra nó. Những thành phần này có liên quan đến động cơ, mục đích, đánh giá, các ý tưởng của chủ thể sáng tạo. Tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một cái mới, bằng cách thức mới nhưng đạt được kết quả một cách hiệu quả. Tư duy sáng tạo gần như là tài nguyên cơ bản của con người. Con người ln ln phải tư duy sáng tạo vì mọi thứ ln vận động, biến đổi kể cả mọi việc cần được giải quyết đơn giản hơn, tốt hơn dù là ta có ở mức nào đi chăng nữa.

Tư duy sáng tạo gắn liền với việc đưa ra cái mới, sáng chế mới, ý tưởng mới, phương án giải quyết mới. Tư duy sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, kết hợp độc đáo, liên tưởng hay phát ra ý tưởng mới có lợi.

Việc phân loại tư duy nêu trên cũng chỉ mang tính chất tương đối. Điều cần chú ý là con người sẽ có ưu thế từng loại tư duy ở mỗi độ tuổi. Yếu tố quan trọng cần chú ý là phát triển rộng các loại tư duy nhưng khai thác tính độc đáo và đặc trưng của loại tư duy ưu thế ở cá nhân mình để đáp ứng u cầu của cơng việc, nghề nghiệp và phát triển đỉnh cao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)