Các giai đoạn của hành động ý chí

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 136 - 138)

Một hành động ý chí bao gồm các giai đoạn khác nhau từ khác chuẩn bị đến lúc thực thi. Phân tích các giai đoạn cơ bản của hành động ý chí cho thấy:

a. Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ. Giai đoạn này bao gồm: + Đặt ra và ý thức rõ ràng về mục đích hành động.

+ Lập kế hoạch và tìm ra phương pháp thực hiện. + Quyết định hành động.

Phân tích sâu về giai đoạn chuẩn bị cho thấy nhu cầu chính là yếu tố cơ bản thúc đầy cho hành động ý chí được chuẩn bị. Nhu cầu thực hiện hành động ý chí có thể phân tích sau:

Nhu cầu là yếu tố kích thích, gây ra mọi hành động. Nhu cầu gồm nhiều mức độ khác nhau:

+ Mức độ thấp - ý hướng; ở mức độ này mới chỉ phản ánh trong ý thức, nghĩa là còn mù mờ, chưa rõ ràng. Nhu cầu ở mức ý hướng là nhu cầu còn chưa rõ ràng, chưa phản ánh một cách đầy đủ.

+ Mức độ cao hơn ý muốn - so với ý hướng thì nhu cầu biểu hiện rõ ràng hơn, xác định được đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định được phương pháp thực hiện mục đích.

+ Mức độ ý định là nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ, con người đã xác định được mục đích của hành động. Chẳng hạn, khi ta nói ý định làm việc gì đó nghĩa là người ta sẵn sàng hành động. Khi giai đoạn chuẩn bị được thực thi thì một trong những yếu tố cần được phân tích sâu đó chính là quyết định hành động. Trong khi chủ thể chuẩn bị thì chính chủ thể đã trải qua việc ý thức rõ ràng về mục đích cũng như lập kế hoạch thực hiện. Quyết định được thực hiện là bước cuối trong khâu chuẩn bị hay giai đoạn chuẩn bị.

Kết quả của những đấu tranh trong chính bản thân là hành động đưa đến những quyết định. Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động dựa trên những suy nghĩ và cân nhắc của cá nhân. Quyết định là việc kết thúc giai đoạn chuẩn bị cho hành vi ý chí. Quyết định xuất hiện cũng chỉ dừng lại ở mục đích và những phương pháp, phương tiện tiến hành hành vi ý chí. Người ta có thể phân biệt các loại quyết định như sau:

- Quyết định thông thường.

Quyết định thông thường là quyết định hầu như không tách rời khỏi các ý muốn cụ thể, thực hiện tiêu biểu qua các hành vi ý chí đơn giản, dễ dàng xảy ra, khơng có sự dao động gì và thường khơng có sự đấu tranh giữa các động cơ hoặc sự đấu tranh ấy bị hạn chế tối đa. Quyết định thông thường là quyết định được vận dụng theo truyền thống đã hình thành mà khơng cần có sự nỗ lực đặc biệt nào của ý chí.

- Quyết định khơng có đủ cơ sở.

Quyết định khơng có đủ cơ sở là quyết định được đưa ra trong những tình huống khó khăn mà chủ thể chưa có sự chuẩn bị để vượt qua. Thông thường có những quyết định như vậy xảy ra ở những người thiếu kiên quyết, kém ý chí, quy phục hồn cảnh và khơng có lý tưởng sống rõ ràng.

- Quyết định có ý thức.

Quyết định có ý thức là quyết định tiêu biểu đối với những hành vi ý chí được thực hiện một cách độc lập sau khi đã phân tích kỹ các tình huống. Những quyết định loại này thường gắn liền với sự nhận thức đầy đủ bản chất, tầm quan trọng và sự cần thiết của hành động cần tiến hành.

- Nỗ lực ý chí.

Trong giai đoạn này vẫn có sự tham gia đặc biệt của sự nỗ lực ý chí. Nỗ lực ý chí thể hiện ở sự chú ý tập trung vào hoạt động cần thiết, hoặc ở sự kích thích chủ thể hoạt động, mặc dù có những khó khăn trở ngại nảy sinh trên con đường đạt tới mục đích. Sự nỗ lực ý chí thường khác nhau tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của những khó khăn phải nỗ lực để vượt qua. Có thể phân thành các nhóm khó khăn sau đây:

+ Những khó khăn khách quan do những đặc điểm tiêu biểu của bản thân các đối tượng khác nhau quy định.

+ Những khó khăn chủ quan do những đặc điểm riêng của bản thân chủ thể, do những mối quan hệ đã hình thành giữa chủ thể với hiện thực xung quanh quy định.

c. Giai đoạn thực hiện

Đây là giai đoạn kế tiếp của hành động ý chí sau khi đã quyết định. Giai đoạn này đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao, nhưng nỗ lực chưa đủ mà phải có ý chí.

Q trình thực hiện quyết định có thể có hai hình thức hành động bên ngồi - hành động bên trong, có thể gọi đó là hành động ý chí bên ngồi và hành động ý chí bên trong. Nếu con người ta đi chệch khỏi con đường đã định tức lệch mục đích thì đó là hành động thiếu ý chí. Việc thực hiện được tiến hành bằng các thao tác hoạt động nhất định nhằm đạt tới mục đích với những phương thức nhất định. Thiếu giai đoạn này thì khơng thể có hành vi ý chí nữa. Chính giai đoạn thực hiện làm cho hành vi ý chí mới thực sự hiện hữu để đạt được mục đích của hành động.

d. Giai đoạn đánh giá

Sau khi các hành vi ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả đã đạt được. Việc đánh giá này rất cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành vi sau đó. Việc đánh giá hành vi ý chí có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành sự kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa những hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.

Đánh giá kết quả hành động là đối chiếu kết quả đạt được với mục đích đã định. Sự đánh giá có thể xảy ra hai trạng thái: Đánh giá xấu thường kèm theo những rung cảm xấu hổ, hối hận, chưa thỏa mãn; Đánh giá tốt xảy với những rung cảm thỏa mãn, hài lịng, sung sướng.

Sự đánh giá hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con người. Nó có thể trở thành động cơ, kích thích đối với hoạt động tiếp theo: Đánh giá xấu dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại; Đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cường hành động đang thực hiện.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)