Yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 171 - 173)

Mơi trường là tập hợp các yếu tố bên ngồi tác động lên hoạt động sống của từng cá nhân và cộng đồng. Có hai cách phân chia về mơi trường:

- Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phục vụ cho cuộc sống của con người, mơi trường xã hội: mơi trường kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội, các mối quan hệ xã hội…

- Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mơ là tồn bộ những sự kiện và hiện tượng xã hội diễn ra trong phạm vi rộng về không gian và kéo dài về thời gian. Môi trường vi mô được giới hạn ở phạm vi hẹp, gần gũi với cuộc sống con người bao gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức Đồn, Hội, câu lạc bộ...

Mơi trường là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách. Mơi trường tự nhiên có thể tác động một phần đến nếp suy nghĩ hay hướng phát triển năng lực nào đó của con người nhưng không trực tiếp. Các nhà khoa học đều thống nhất thừa nhân ảnh hưởng to lớn của mơi trường kính tế, chính trị, văn hóa xã hội với sự phát triển nhân cách. Một xã hội nghèo đói và xung đột sẽ tác động đến mặt đạo đức và định hướng giá trị của con người sống trong xã hội ấy, nền kinh tế thị trường ứng dụng công nghệ và kỹ thuật cao chi phối hướng phát triển năng lực và hình thành các nét tính cách mới ở con người. Những chuẩn mực, tập tục của các dân tộc, các nền văn hóa góp phần tạo nên bản sắc về lối sống và nét đạo đức của nhân cách.

Môi trường vĩ mô cho con người một không gian học tập và quan hệ rộng mở, hình thành nên một thế giới ngày càng “phẳng” giúp sự hình thành năng lực đa dạng, những nét tính cách mới, nhu cầu thị hiếu cao của con người. Trong mơi trường vi mơ, gia đình là cái nôi, quy định phần lớn nhân cách của chúng ta. Cha mẹ và người thân trong gia đình góp phần rất lớn cho định hướng lối sống năng lực và nghề nghiệp, đồng thời là

người dạy dỗ, uốn nắn con cái về đạo đức phép tắc, cách ứng xử. Bầu khơng khí, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình và tấm gương sống thực tế của cha mẹ đều ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ hay hắt hủi, đứa trẻ sẽ có khuynh hướng phát triển tính gây hấn, thích tấn cơng người khác. Nếu cha mẹ đàn áp, khắt khe, độc đốn thì đứa trẻ thường có những hành vi gượng gạo, tính cách thiếu tự tin và hay xa lánh người khác.

Mơi trường có thể ảnh hưởng tốt, xấu lên cá nhân nhưng cá nhân là chủ thể tích cực ln sàng lọc trước những tác động của môi trường và tác động trở lại mơi trường. Tính chất, mức độ ảnh hưởng của mơi trường cịn tùy thuộc vào mức độ cá nhân tham gia vào môi trường, vào thái độ nhu cầu, hứng thú, năng lực... của chính họ.

7.5.3. Giáo dục

Giáo dục là hoạt động chun biệt, có mục đích, có kế hoạch, có chương trình và sử dụng những hình thức, phương pháp tác động dựa trên cơ sở khoa học nhằm hình thành nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, xác định mơ hình nhân cách trong tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

- Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa, tri thức, kinh nghiệm được chọn lọc dưới sự dẫn dắt của thế hệ trước. Cách thức tác động của giáo dục dựa trên những thành tựu khoa học, các quy luật nhận thức và quy luật tâm lý của con người... vì thế nó mang lại hiệu quả phát triển cao và rút ngắn về thời gian.

- Giáo dục có thể phát huy, hiện thực hóa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như yếu tố sinh học, môi trường; đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt và hạn chế do các yếu tố này gây ra (bệnh tật, khuyết tật, hồn cảnh khơng thuận lợi).

- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó so với các chuẩn mực, hướng nó phát triển theo mong muốn của xã hội.

- Giáo dục đi trước sự phát triển, giáo dục ln hướng về trình độ tương lai với những bậc phát triển ngày càng cao.

mối quan hệ với các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 171 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)