Những khác biệt cá nhân về trí nhớ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 86 - 88)

Giữa các cá nhân thì trí nhớ khơng thể như nhau. Sự khác biệt giữa các cá nhân về trí nhớ phụ thuộc vào các điều kiện như: đặc điểm nhân cách, lứa tuổi và thậm chí là giới tính.

Những khác biệt cá nhân về trí nhớ được biểu hiện ở các phẩm chất của trí nhớ. - Các phẩm chất của trí nhớ:

+ Độ nhanh của sự ghi nhớ.

+ Độ chính xác và độ bền của của sự gìn giữ. + Độ dễ dàng của sự tái hiện.

- Các phẩm chất trên có thể kết hợp với nhau theo những cách khác nhau: + Nhớ nhanh và lâu quên.

+ Nhớ nhanh nhưng chóng quên. + Nhớ chậm nhưng lâu quên. + Nhớ chậm và chóng quên.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỰC

Nếu như nhận thức cảm tính chỉ dừng ở mức nhận thức được các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng cũng như hình ảnh trên được khơng thực sự chính xác và hướng đến bản chất thì nhận thức lý tính sẽ là mức độ nhận thức phản ánh những yếu tố thuộc về bản chất, hướng đến cái chưa biết và cái mới.

Dựa trên nền tảng của nhận thức cảm tính với những hình ảnh có được khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan và được phản ánh một cách trực tiếp, nhận thức lý tính sẽ phải nhận thức những cái đã diễn ra trong quá khứ và cả những gì sẽ xảy ra ở một tương lai được dự báo, phản ánh những yếu tố bản chất, những mối liên hệ quan hệ qua lại có tính quy luật bằng những “sức mạnh” đặc thù của mình.

Nhận thức lý tính bao gồm hai q trình có liên hệ quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau: tư duy và tưởng tượng.

4.3.1. Tư duy

4.3.1.1. Định nghĩa

Đứng trước những bài tốn, những tình huống mà chỉ dùng cảm giác và tri giác, con người sẽ không thể hay trả lời được những câu hỏi mang tính bản chất, những cái chưa biết. Vì vậy, con người phải tư duy để giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới mà cái mới ấy chính là những đặc điểm bên trong, những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật... Mức độ nhận thức đó gọi là q trình tư duy vì nó diễn ra theo một diễn tiến có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Đứng trước những thách thức của cuộc sống, con người không thể giải quyết được nhiệm vụ phức tạp nếu chỉ nhận ra những đặc điểm bên ngoài hay phản ánh ở thực tại. Trong những trường hợp đó, bài tốn chỉ được giải quyết khi chủ thể nỗ lực nhận thức một cách cao độ, phản ánh sự vật hiện tượng hay nhìn nhận và giải quyết bài tốn một cách gián tiếp với những dự báo, dự đốn có cơ sở khoa học dựa trên những ngun lý và quy luật, đó chính là tư duy. Nhờ tư duy, con người thực hiện quá trình suy nghĩ, tìm kiếm những đáp số cho các bài toán khoa học và các vấn đề từ thực tiễn một cách có căn cứ.

Vậy tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)