Sự biểu hiện của một xúc cảm, tình cảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 112 - 115)

Xúc cảm, tình cảm thường biểu hiện trên ba phương diện: sinh lý; hành vi, cử chỉ, điệu bộ; và nhận thức.

* Những biểu hiện trên phương diện sinh lý:

Những thay đổi về thể chất, sinh lý hoặc những thay đổi trong thành phần các chất hóa học của máu, thần kinh, thể dịch trong cơ thể. Thử hình dung chiếc xe bạn đang chạy bị hư trên một con đường vắng giữa đêm tối. Khi ấy nỗi sợ có thể đi cùng với một loạt thay đổi trong cơ thể như tim đập nhanh hơn, toát mồ hôi, lỗ chân lông nở to, lông dựng lên, hơi thở ngắn, dạ dày co thắt mạnh. Có thể khơng phải lúc nào những phản ứng

này cũng rõ ràng như trên nhưng chắc chắn một xúc cảm, tình cảm của con người ln kèm theo những phản ứng thể chất như thế. Những thay đổi cơ thể này chính là kết quả phản ứng của hệ thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết, cơ và máu. Tuy nhiên, khi con người bắt đầu ý thức được những thay đổi bên trong cơ thể thì có thể điều chỉnh được. Dựa vào những thay đổi này mà các nhà khoa học chế ra những máy kiểm tra trạng thái cảm xúc của con người.

* Những biểu hiện trên phương diện hành vi, cử chỉ điệu bộ

Biểu hiện trên hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ chẳng hạn như khi vui mừng có thể nhảy cẫng lên, cười nhiều, khi buồn nét mặt chảy xệ, vai xệ xuống, nói chậm lại, khi tức giận thì mím chặt mơi, tay co lại. Trong nghiên cứu của Ekman thì cơ mặt của con người có thể diễn tả được hơn 7.000 biểu cảm khác nhau. Những thể hiện xúc cảm qua nét mặt thường mang tính chất bẩm sinh, vì một nghiên cứu tiến hành trên những người mù bẩm sinh cho thấy họ cũng có những biểu hiện nét mặt như người sáng mắt khi trải qua những xúc cảm vui, buồn, tức giận… Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, có thể có sự khác biệt nhỏ do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa. Ngồi ra, chính những nét mặt, cơ thể con người sẽ tác động ngược trở lại các trải nghiệm xúc cảm, tình cảm. Khi ngậm một cây bút chì bằng mơi (tạo nên khuôn mặt đi xuống với khóe miệng và chân mày) và cắn bằng răng trong vài phút thì hai nhóm người mơ tả mình trải nghiệm hai xúc cảm khác nhau là buồn và vui.

* Những biểu hiện trên phương diện nhận thức

Xúc cảm, tình cảm biểu hiện qua ngơn ngữ, ý thức của con người vì xúc cảm, tình cảm là những trải nghiệm mang tính chất chủ thể rất cao. Ngoài những thay đổi về thể chất và hành vi ra thì con người trải nghiệm một xúc cảm, tình cảm thơng qua việc có thể ý thức được về nó và dùng ngơn ngữ để mô tả lại trải nghiệm đó của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào con người cũng có thể dùng đúng từ ngữ để diễn tả được xúc cảm, tình cảm mình trải qua, họ có thể dùng những mơ tả hình ảnh bóng bẩy để nói về xúc cảm, tình cảm của mình, chẳng hạn như sự tuyệt vọng buồn bã, chơi vơi có thể được mơ tả như rơi vào hố sâu không đáy hoặc niềm sung sướng hân hoan có thể được nói đến như một trạng thái lơ lửng trên mây, bồng bềnh và mọi thứ trở nên rực rỡ.

Với ba phương diện này của xúc cảm tình cảm, chủ thể có thể học tập rèn luyện để tự nhận biết về đời sống tình cảm của chính mình đồng thời thể hiện xúc cảm, tình cảm một cách lành mạnh với người khác

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Đời sống tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp về khía cạnh biểu hiện cũng như sắc thái, cường độ, sự tham gia của các hiện tượng tâm lý khác. Dựa vào cường độ, sự tham gia của ý thức, tính ổn định và đối tượng phản ánh mà đời sống tình cảm được phân chia thành các mức độ sau:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)