MỐI QUAN HỆGIỮA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 109 - 110)

Created by AM Word2CHM

Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Thuật ngữ xúc cảm, tình cảm có gốc La tinh là “Movere”, nghĩa là sự cử động, rung động. Trong thuật ngữ tiếng Anh, từ “emotion” và “feeling” được dùng để chỉ những xúc cảm, tình cảm của con người theo ý nghĩa khác nhau nhưng khơng có sự phân biệt rõ rệt giữa xúc cảm với tình cảm.

Xúc cảm, tình cảm cũng là hiện tượng tâm lý nên chúng có bản chất phản ánh. Tuy nhiên, điều đặc biệt là xúc cảm, tình cảm phản ánh sự vật hiện tượng xung quanh dưới dạng những rung động trải nghiệm trong bản thân mỗi chủ thể. Trên thực tế, không phải bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng khiến con người nảy sinh những rung động. Những xúc cảm, tình cảm của con người chỉ xuất hiện đối với sự vật, hiện tượng nào đó có liên quan đến nhu cầu của họ. Nếu một sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu thì gây ra những xúc cảm, tình cảm dương tính, chẳng hạn như hạnh phúc khi được quan tâm, chăm sóc, vui vẻ khi dược gặp lại bạn bè xưa, tự hào khi được khen tặng hoặc khi thành công. Ngược lại, những xúc cảm, tình cảm âm tính sẽ nảy sinh khi nhu cầu của con người khơng được thỏa mãn.

Ví dụ: Buồn bã khi bị trách phạt, lo lắng khi sức khỏe yếu, tội lỗi khi chuẩn mực đạo đức của mình bị vi phạm, bất an khi bị đe dọa. Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau và chúng cùng tồn tại, vì thế xúc cảm, tình cảm của con người cũng rất phong phú và vô cùng phức tạp.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)