Tính ổn định của nhân cách

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 148)

Nhân cách là những thuộc tính tâm lý hình thành trong đời sống qua sự lặp lại và củng cố những hành vi và thái độ, tạo thành những cấu trúc tâm lý bền vững đặc trưng cho cá nhân. Những nét nhân cách nói riêng và cấu trúc nhân cách nói chung của mỗi cá nhân sẽ biểu hiện thường xuyên trong nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ và chi phối các hoạt động, các hành vi ứng xử của họ một cách nhất quán trong một thời gian dài.

Ví dụ: Một người có tính trung thực sẽ thể hiện nét nhân cách này một cách thường xuyên trong nhiều công việc, nhiều mối quan hệ và nhiều tình huống. Vì thế, những nét nhân cách và cấu trúc nhân cách khó hình thành, khó thay đổi. Tuy nhiên, nhân cách không phải là bất biến mà có tính linh hoạt (khả biến). Từng thuộc tính có thể biến đổi, nhưng về mặt tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn và tương đối ổn định. Những nét nhân cách có thể thay đổi theo thời gian, dưới tác động của giáo dục của hoàn cảnh sống và sự rèn luyện của mỗi cá nhân. Sự biến đổi này có thể theo các chiều hướng: một là phong phú và hoàn thiện, hai là suy thoái, lệch chuẩn và ba là diễn ra sự “phân ly” nhân cách (những biểu hiện bệnh lý về nhân cách mà chứng đa nhân cách là một dạng phân ly nhân cách điển hình).

Tính ổn định của nhân cách cho phép con người có thể đánh giá, dự đoán những biểu hiện của một nhân cách nào đó trước những tình huống của cuộc sống và những tác động giáo dục cụ thể. Tính linh hoạt của nhân cách cho phép chúng ta có thể giáo dục để hoàn thiện nhân cách cũng như uốn nắn làm thay đổi những nét nhân cách lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)