- Những hiện tượng tâm lý thuộc về bản năng mang tính bẩm sinh, di truyền (ăn uống, tự vệ, sinh dục), nó có thể tiềm tàng chi phối một số hành vi của con người mà họ khơng nhận thức được và cũng khơng có kiểm sốt được.
- Những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức (tiền thức).
Ví dụ: Có khi con người thích hay sợ hãi một cái gì đó nhưng khơng hiểu rõ vì sao, điều thích hay sợ hãi ấy lúc thì dường như có, lúc thì lại khơng rõ rệt, mơ hồ.
- Những hiện tượng tâm lý xảy ra trong trạng thái ngủ tự nhiên hay nhân tạo. Ví dụ: Nói cười trong mơ ngủ, mộng du, thôi miên.
- Những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức, nhưng do được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức trở thành tự động hóa, khơng cần sự kiểm soát thường xuyên của ý thức mà vẫn được diễn ra. Điển hình của loại hiện tượng này là những thói quen và kỹ xảo.
- Những hiện tượng trực giác và linh cảm. Trực giác thể hiện ở việc bất ngờ có giải pháp, ý tưởng vụt sáng mà dường như khơng hề có sự chuẩn bị hay suy tính của con người. Trực giác và linh cảm có vai trị quan trọng và thường đồng hành trong hoạt động sáng tạo của con người. Các nhà Tâm lý học giải thích rằng đây là sự phản ánh thế giới có tính chất cục bộ của con người, hoặc đó là sản phẩm của sự phản ánh tâm lý đã tích lũy âm thầm từ lâu, nay đột nhiên biểu hiện ra chứ không phải là điều kỳ bí.
- Hiện tượng tâm thế: Khuynh hướng sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó từ hiện thực. Tâm thế như một thái độ tiềm tàng (thường ở nơi “giáp ranh” giữa vô thức và ý thức),ảnh hưởng tới tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động, khiến cho hoạt động diễn ra một cách mau lẹ, tự nhiên. Ví dụ: Tâm thế sẵn sàng đi học của học sinh tiểu học, tâm thế nghỉ ngơi của tuổi già. Tâm thế chính là sự chuẩn bị tâm lý trong việc đón nhận kích thích diễn ra ở tầng bậc dưới ý thức.