Quá trình ghi nhớ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 82 - 83)

Ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại (lưu trữ) trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác.

Dựa vào tính mục đích của q trình ghi nhớ người ta chia ra ghi nhớ không chủ định và có chủ định.

* Ghi nhớ khơng chủ định

Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần phải đề ra mục đích ghi nhớ từ trước, khơng cần dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được dễ dàng, khơng địi hỏi sự nỗ lực của ý chí.

Độ bền vững của ghi nhớ khơng chủ định phụ thuộc vào:

- Mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu và mức độ hứng thú của cá nhân. - Phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và những đặc điểm khác của đối tượng. - Liên quan tới mục đích và nội dung cơ bản của hoạt động của bản thân. * Ghi nhớ có chủ định

Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ với mục đích đã được xác định từ trước. Trong q trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực bản thân, phải sử dụng phương tiện và phương pháp để ghi nhớ được tốt.

Theo tính chất mối liên hệ giữa các tri thức mới và cũ, giữa các phần của dữ liệu cần ghi nhớ người ta chia ghi nhớ có chủ định làm hai loại: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý

nghĩa. Ghi nhớ máy móc là sự lập mối liên hệ kế cận bằng cách nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thành lập những mối liên hệ ý nghĩa giữa dữ liệu mới với dữ liệu đã có và giữa những phần của dữ liệu cần nhớ. Dữ liệu cần ghi nhớ được chia thành các phần, phân loại và hệ thống chúng theo một logic nhất định.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)