Cơ sở sinh lý của khí chất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 164)

Người đầu tiên nghiên cứu, phân loại và giải thích về khí chất là Hyppocrates, danh y người Hy Lạp vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên. Theo ông, cơ thể con người có bốn chất dịch: máu, nước nhờn mật vàng và mật đen. Sự pha trộn của các chất này trong cơ thể mỗi người là khác nhau, tỷ lệ vượt trội cùng với tính chất của một trong bốn chất ấy đã quyết định kiều khí chất (tính khí) của con người:

- Nhiều máu (ở tim, có tính ấm, nóng): tính khí lạc quan (sanguine).

- Nhiều nước nhờn (ở não, có tính lạnh lẽo): tính khí lạnh lùng (phlegmatic). - Nhiều mật vàng (ở gan, có tính khơ khan): tính khí nóng nảy (choleric). Nhiều mật đen (ở dạ dày, có tính ẩm ướt): tính khí u sầu (melancholic).

Ngày nay, cách giải thích của Hyppocrates khơng cịn phù hợp nữa dù tên gọi của các kiểu khí chất vẫn được giữ nguyên. Học thuyết thần kinh của I.P.Pavlov, nhà sinh lý học người Nga đã lý giải một cách khoa học về khí chất. Theo ơng, cơ sở sinh lý của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao. Khi nghiên cứu về phản xạ có điều kiện, I.P.Pavlov đã xác định hoạt động thần kinh của người và động vật dựa trên hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế. Hai quá trình này có ba thuộc tính cơ bản: cường độ (sức mạnh của hưng phấn và ức chế), tính cân bằng hưng phấn và ức chế ngang bằng hay khơng) và tính linh hoạt (sự chuyển hóa giữa hưng phấn và ức chế có dễ đàng, nhanh chóng hay khơng). Ở các cá nhân khác nhau, sự kết hợp hai quá trình thần kinh là khác nhau đã tạo ra các kiểu hoạt động thần kinh. Có bốn kiểu thần kinh thường gặp và là cơ sở sinh lý của bốn kiểu khí chất:

- Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt: khí chất linh hoạt.

- Kiểu mạnh, cân bằng, khơng linh hoạt: khí chất bình thản. - Kiểu mạnh, khơng cân bằng, linh hoạt: khí chất nóng nảy. - Kiểu yếu: khí chất ưu tư.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)