Thức nhóm, ý thức tập thể

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 58 - 59)

Trong hoạt động và giao tiếp, mỗi cá nhân là thành viên của những nhóm xã hội nhất định, sự liên kết các thành viên trong nhóm cũng như những chuẩn mực và quyền lợi chung của nhóm đã được phản ánh trong ý thức mỗi cá nhân. Vì thế, cá nhân khơng chỉ nhận thức tỏ thái độ với mọi người, với bản thân mà cao hơn nữa là với các nhóm xã hội mà họ là thành viên. Ở họ đã hình thành ý thức nhóm, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng như: ý thức về gia đình, dịng họ, ý thức dân tộc, ý thức quê hương bản quán, ý thức về nghề nghiệp...

Ở cấp độ này, con người hành động không chỉ theo quan điểm niềm tin, nhu cầu, hứng thú riêng mà còn hành động với ý thức đại diện cho lợi ích, danh dự của một nhóm người.

mẽ, một niềm tự hào và sức mạnh tinh thần để phấn đấu vượt lên trên khả năng và lợi ích của cá nhân mình. Đơn cử như một vận động viên thi đấu với sự nỗ lực vượt lên chính mình vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc, vì niềm tin và sự khát khao chiến thắng của đông đảo người hâm mộ.

3.2.3. Vô thức

3.2.3.1. Định nghĩa

Ý thức không phải là hiện tượng tâm lý duy nhất ở con người. Hành động của con người còn chịu sự phối điều khiển bởi những hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được hay còn gọi là vơ thức. Có thể nhận thấy sự hiện diện và tác động của hiện tượng vô thức trong đời sống, chẳng hạn như những hành vi, lời nói bộc phát không chủ định trong lúc thức tỉnh hay trong mơ, những hành động diễn ra mà họ không hay biết, không cố ý.

Vô thức là những hiện tượng tâm lý tham gia vào việc điều khiển hành vi của con người ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà chức năng của ý thức không được thực hiện.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)