Đặc điểm của tư duy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 89 - 91)

Tư duy thuộc thang bậc nhận thức lý tính - mức độ cao của hoạt động nhận thức của con người nên bao gồm những đặc điểm sau:

a. Tính có vấn đề của tư duy

Tư duy nảy sinh dựa trên sự tác động của thực tiễn vào não bộ nhưng khơng phải mọi tình huống hay mọi hoàn cảnh con người đều tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh trong những tình huống mà con người chưa biết, đang quan tâm, đang thắc mắc và thực sự có nhu cầu cần giải quyết. Những tình huống thúc đẩy con người tư duy thường được gọi là tình huống có vấn đề.

Tình huống có vấn đề được hiểu là một tình huống con người khơng thể giải quyết ngay lập tức với vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ và những kinh nghiệm hiện hữu. Để giải quyết được vấn đề hay trả lời được cho câu hỏi, con người cần vượt ra khỏi phạm vi cũ và đi trên cái mới, đạt được mục đích mới. Tuy vậy, điều cốt lõi là chủ thể phải nhận thức được mâu thuẫn hay “câu hỏi đích thực” trong vấn đề hay trong bài tốn thì mới có thể giải quyết được tình huống.

Ở đây cũng cần nhấn mạnh là khơng phải mọi bài tốn, mọi câu hỏi khó đều trở thành tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân nghĩa là cá nhân thực sự nhận thức được tình huống và có nhu cầu giải quyết tình huống ấy. Mặt khác cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề hay tình huống ấy, có những kinh nghiệm nhất định và hứng thú để giải quyết vấn đề sau những cố gắng nhất định.

Nói tóm lại, tình huống có vấn đề mang tính chủ thể và cùng một tình huống, nó sẽ là tình huống có vấn đề với người này nhưng lại khơng là tình huống có vấn đề với người khác. Như thế, để con người nói chung và học sinh nói riêng tư duy, điều cần chú ý là phải tạo ra tình huống có vấn đề và biến nó trở thành sự bức xúc và khát khao giải quyết một cách tích cực và bền bỉ.

b. Tính gián tiếp của tư duy

Tư duy phản ánh một cách gián tiếp nghĩa là tư duy có thể giải quyết bài tốn nhận thức một cách gián tiếp thông qua nhận thức, thông qua ngôn ngữ và thông qua những kinh nghiệm xã hội nhất định. Nhờ vào tính gián tiếp, tư duy phát hiện ra các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật của chúng dựa trên các công cụ, phương tiện và cả những kinh nghiệm nhận thức của cá nhân song song với các kinh nghiệm lồi

người.

Tính gián tiếp của tư duy cịn thể hiện ở điểm tư duy không phản ánh trực tiếp bằng các giác quan do những điểm mà tư duy hướng đến là đặc điểm bên trong, đặc điểm bản chất, mối liên hệ quan hệ có tính quy luật. Mặt khác, tư duy được vận hành trên ngôn ngữ và biểu đạt bằng ngôn ngữ (biểu hiện trong ngôn ngũ, dùng ngôn ngữ để tư duy) nên tính gián tiếp của tư duy được thể hiện rõ.

c. Tính khái quát của tư duy

Tư duy mang tính khái qt vì tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Kết quả của tư duy cũng là kết quả phản ánh của hàng loạt sự vật hiện tượng, kết quả ấy cũng mang tính khái quát ở phương diện “hình ảnh” được thể hiện bằng ngơn ngữ, khái niệm...

Tính khái quát của tư duy cịn được thể hiện rõ ở bình diện tư duy thường hướng đến cái chung và tìm ra cái bản chất. Để tìm được cái bản chất, tư duy hướng đến đối tượng là cái chung từ những cái riêng. Lẽ dĩ nhiên, cái khái quát tìm được phải thực sự mang tính khái quát nhằm đáp ứng yêu cầu của tư duy cũng như sự định hướng vận dụng khách quan.

d. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. Tư duy và nhận thức cảm tính là hai mức độ khác nhau nhưng không tách rời nhau mà có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong hoạt động nhận thức. Trước hết, tư duy dựa vào nhận thức cảm tính, khơng tách rời nhận thức cảm tính và thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Hơn thế nữa, tư duy dựa trên nguồn “nhiên liệu” đặc biệt quan trọng của nhận thức cảm tính và kết quả của tư duy ln chứa đựng những “thành phẩm” của nhận thức cảm tính.

Ngược lại, tư duy và kết quả của tư duy ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tích cực hơn, mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn và nhạy bén hơn.

Nhìn chung, mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và tư duy là mối quan hệ hai chiều.

e. Tư duy có quan hệ mật thiết tới ngôn ngữ

Trước hết, tư duy vận hành trên cái nền của ngôn ngữ nên tư duy có mối liên hệ đặc biệt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng

không đồng nhất với nhau, trong đó ngơn ngữ là phương tiện của tư duy. Đây còn được xem là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức khi ngơn ngữ là phương tiện để tư duy và là cái để biểu đạt sản phẩm của tư duy.

Thứ nữa, nhờ vào tư duy, ngôn ngữ của con người mới thực sự là ngôn ngữ mà không phải là chuỗi âm thanh vô nghĩa. Ngôn ngữ được xem là “lời” đằng sau ý của tư duy. Hơn thế nữa, chính nhờ vào tư duy, ngôn ngữ con người sẽ được cải thiện, trau chuốt và ngơn ngữ thể hiện ít nhiều khả năng tư duy của con người.

Tóm lại, quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là quan hệ hai chiều và để phát triển tư duy thì sự tác động tích cực đến ngơn ngữ là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)