a. Sức tập trung của chú ý
Ở một thời điểm, con người có khả năng tách một số đối tượng cần thiết ra khỏi vô vàn các đối tượng khác để chú ý sâu vào đối tượng đã chọn. Chẳng hạn như học sinh có thể tập trung vào việc viết bài mà không nhận ra tiếng chuyển động của đồng hồ quả lắc vẫn vang đều. Sức tập trung của chú ý là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng hẹp cần thiết cho hoạt động ở thời điểm đó nhằm phản ánh đối tượng tốt nhất. Sức tập trung của chú ý khiến con người bị “hút” vào đối tượng, nhờ đó tập trung cao độ dẫn đến hiệu quả trong cơng việc tốt hơn.
b. Tính bền vững của chú ý
Tính bền vững của chú ý bộc lộ khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động. Ngược với sự bền vững chú ý là sự phân tán chú ý, sự phân tán chú ý diễn ra theo chu kỳ, xen kẽ giữa sự bền vững và phân tán chú ý gọi là sự dao động chú ý. Tính bền vững của chú ý khơng mâu thuẫn với sức tập trung chú ý và sự di chuyển của chú ý. Đặc điểm cá nhân, điều kiện khách quan của hoạt động chi phối đến
sự bền vững của chú ý. c.Sự phân phối chú ý
Sự phân phối chú ý bộc lộ khả năng trong cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Các đối tượng chính được chú ý nhiều hơn những đối tượng khác chứ không phải là phân chia chú ý một cách đồng đều cho mọi đối tượng hoạt động. Sự phân phối chú ý khơng có mâu thuẫn với sức tập trung chú ý vì trong phân phối chú ý cũng có sự tập trung chú ý vào hoạt động mới.
d. Sự di chuyển chú ý
Sự di chuyển chú ý bộc lộ khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác kịp thời đáp ứng nhiệm vụ của hoạt động mới. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý và cũng khơng phải là phân tán chú ý. Nó được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối tượng chú ý mới thì chú ý được tập trung với cường độ cao.
Những thuộc tính cơ bản trên của chú ý đều có vai trị nhất định đối với hoạt động của con người. Mỗi thuộc tính đều có thể giữ vai trị tích cực hoặc khơng tích cực. Tuy nhiên, giữa chúng lại có quan hệ bổ sung cho nhau, khắc phục cho nhau nếu biết sử dụng, phối hợp các đặc điểm ấy thì hoạt động sẽ được tiến hành một cách hiệu quả. Chú ý có liên quan đến tất cả các quá trình tâm lý ở con người mà đặc biệt là quá trình nhận thức. Chú ý góp phần thu thập dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác để điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động nhận thức của con người. Sự phát triển trí tuệ của con người được thực hiện bằng con đường lĩnh hội các tri thức do loài người tạo ra trong quá trình phát triển xã hội - lịch sử dựa trên nền tảng của sự chú ý. Chính sự chú ý “đi kèm” với các quá trình nhận thức ấy đã tạo điều kiện sự lĩnh hội diễn ra một cách phù hợp và đạt được hiệu quả tối ưu. Vì vậy, có thể xem chú ý là một thành phần quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người.