Phân biệt xúc cảm và tình cảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 110 - 112)

Xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tương riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định.

Ở đây cần lưu ý là xúc cảm chỉ xuất hiện khi con người phản ứng trực tiếp với tình huống, hồn cảnh trong đó từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ đang tác động lên người đó. Đơn cử như khi bạn đang rất đói bụng nhưng về đến nhà mọi người khơng để phần thức ăn thì bạn tức giận, hoặc xúc cảm mừng rỡ xuất hiện khi nghe tin tuần sau sẽ được gặp lại một người bạn rất yêu quý thời phổ thông. Những xúc cảm này liên quan đến nhu cầu vật chất và cả nhu cầu tinh thần của con người. Riêng ở loài vật, xúc cảm cũng xuất hiện những chủ yếu liên quan đến nhu cầu vật chất và mang chức năng sinh vật, giúp chúng tồn tại trong thế giới tự nhiên. Ở con người, những xúc cảm này được xây dựng lại và chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm xã hội. Do đó, cách thức thể hiện xúc cảm ở con người

5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?

được xã hội hóa và mang dấn ấn văn hóa dân tộc, khác hẳn với động vật. Một xúc cảm tức giận có thể thấy biểu hiện căn bản là bàn tay nắm lại, hơi thở mạnh, nhịp thở ngắn, tim đập nhanh, mơi mím chặt, mắt đỏ vằn, mặt đỏ, răng nhe ra. Tất cả nói lên sự phịng vệ, đồng thời sẵn sàng tấn công, nhưng ở con người không phải ai tức giận cũng đều nhe răng như thế, mà có thể họ chỉ mím chặt mơi và bỏ đi. Sự tức giận ở loài vật liên quan đến nhu cầu sinh vật như bị kẻ thù tấn cơng bạn tình, cướp mất mồi, sự sống bị đe dọa... riêng ở con người sự tức giận khơng chỉ nảy sinh trong tình huống như thế mà cịn có thể xuất hiện trong những tình huống liên quan đến nhu cầu tinh thần như khi bị xúc phạm cái tôi, khi bị bỏ rơi, khi ganh tỵ, khi bị người bạn đời lừa dối… Đề cập đến thế giới xúc cảm của con người, các nhà nghiên cứu lọc ra những xúc cảm nền tảng.

Những người theo thuyết tiến hóa, tiêu biểu là Darwin, cho rằng xúc cảm của con người là sản phẩm của sự tiến hóa vì nó giúp con người sống sót và tồn tại, chẳng hạn như nỗi sợ khiến cho con người né tránh những tình huống nguy hiểm gây hại cho bản thân. Xúc cảm nền tảng được thuyết tiến hóa cho là những xúc cảm được thể hiện theo cùng một cách và nhận diện như nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Sở dĩ như vậy là do những chương trình thần kinh bẩm sinh chi phối, xuất hiện trước cả suy nghĩ và nhận thức của con người. Silvan Tomkins (có thêm xấu hổ, căng thẳng, khinh thường), Canoll Izard (thêm khinh thường, xấu hổ, buồn và tội lỗi) và Robert Plutchik (thêm buồn và chấp nhận / thừa nhận) đưa ra những xúc cảm căn bản khác nhau nhưng nhìn chung có sáu xúc cảm giống nhau, đó là: sợ, giận, thích thú, ghê tởm, vui vẻ và ngạc nhiên. Những xúc cảm nền tảng này xuất hiện ở con người một cách độc lập hoặc cùng xuất hiện và kết hợp với nhau tạo nên những xúc cảm mới, chẳng hạn như sợ và ngạc nhiên tạo nên sự kinh sợ, giận và ghê tởm tạo nên khinh thường, thích thú và vui vẻ tạo nên lạc quan. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về việc phân chia các xúc cảm nền tảng.

Khác với xúc cảm, tình cảm cũng là những rung động nhưng nó biểu thị thái độ của con người đối với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể chứ không phải là những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Chẳng hạn như, tình yêu là thể hiện của thái độ chấp nhận và hài lịng về một con người nào đó với tồn bộ những đặc điểm nhân cách lẫn hình thể. Tất nhiên, tình cảm khơng thể hiện một các trực tiếp như xúc cảm trong những tình huống xác định mà nó tồn tại ở dạng tiềm tàng và được nhận biết một cách gián tiếp thông qua những xúc cảm cụ thể. Chính sự khái qt hóa các xúc cảm cùng loại tạo thành một dạng tình cảm nhất định. Do đó, tình cảm mang tính khái qt hơn và có tính chất ổn định bền vững hơn so với xúc cảm.

Tình cảm là một thuộc tính tâm lý chỉ có ở con người, giúp con người thực hiện những chức năng xã hội.

Sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm được tóm tắt ở bảng sau:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)