PHẦN TÓM TẮT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 28 - 30)

- Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vi của con người. Tâm lý học là khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý người, có nhiệm vụ phát hiện các quy luật tâm lý; tìm ra cơ chế hình thành tâm lý; lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người; đưa ra các giải pháp phát huy nhân tố con người hiệu quả nhất, ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Lịch sử phát triển của Tâm lý học trải qua ba giai đoạn: (1) Thời cổ đại (2) Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, (3) Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học độc lập vào năm 1879 bằng sự kiện Wihelm Wundt thành lập phịng thí nghiệm chính thức đầu tiên nghiên cứu về tâm lý lại trường Đại học Leipzig (Đức).

- Những quan điểm Tâm lý học hiện đại ngày nay gồm có: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học Ghestal (Tâm lý học cấu trúc), Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Marxist). Mỗi một trường phái có đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như quan điểm chủ đạo riêng biệt, mang đến những đóng góp nhất định cho sự phát triển nền Tâm lý học.

- Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tâm lý người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua chủ thể, trên nền tảng vật chất là hoạt động theo hệ thống chức năng của bộ não, mang bản chất xã hội và có tính lịch sử.

- Tâm lý có chức năng định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động hành vi của con người.

- Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo nhiều cách. Cách phân loại phổ biến là căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách (q trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý) hoặc dựa vào sự tham gia của ý thức (hiện tượng tâm lý có ý thức và hiện tượng tâm lý khơng có ý thức).

- Khi tiến hành nghiên cứu tâm lý người cần tuân theo các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau: (1) Nguyên tắc quyết định luận, (2) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, (3) Nguyên tắc phát triển và (4) Nguyên tắc hệ thống cấu trúc.

- Các phương pháp nghiên cứu tâm lý cụ thể là phương pháp quan sát điều tra bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn, trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp, phân tích sản phẩm và thực nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó, khi tiến hành nghiên cứu tâm lý cần phối hợp nhiều phương pháp.

- Tổng quát, Tâm lý học là một ngành khoa học khá non trẻ nhưng lại chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các khoa học và trong đời sống của con người vì mang tính thực tiễn cao. Tâm lý học ngày nay phát triển và phân hóa theo hai hướng chính là chuyên sâu nghiên cứu về lý luận và vận dụng thực hành. Riêng đối với người học, Tâm lý học mang đến những kiến thức bao quát và toàn diện về đời sống tâm lý người, giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức nói chung và nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu nói riêng. Ngồi ra, điều quan trọng hơn cả là những tri thức về Tâm lý học giúp chính bản thân người học hiểu rõ về chính mình đề từ đó rèn luyện và phát triển bản thân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)