CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 155 - 157)

“Cái tôi” - hệ thống điều khiển của nhân cách: “cái tơi” là hình ảnh tổng thể hay biểu tượng về bản thân. “Cái tôi” được phát triển do khả năng tự ý thức của mỗi người. Nhờ “cái tôi”, cá nhân nhận thức được bản thân, so sánh với người khác, xác định được khoảng cách giữa mục tiêu, mong đợi và thực tế hiện có của bản thân. Từ đó, “cái tơi”, thực hiện sự điều khiển và điều chỉnh nhân cách của mình như: tăng cường hay giảm bớt hoạt động, tự kiểm soát và sửa chữa hành vi, tự khích lệ và xoa dịu bản thân, dự kiến hoạch định cuộc sống của mình. Mức độ phát triển của “cái tôi” chi phối sức mạnh và mức độ phát triển của nhân cách. Với biểu tượng “cái tôi” khách quan và phù hợp, con người sẽ trở thành chủ nhân của sự phát triển nhân cách chính mình.

Theo cách nhìn truyền thống con người Việt Nam, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt có mối liên hệ thống nhất: đức và tài hay phẩm chất và năng lực.

Đức (phẩm chất) Tài (năng lực)

- Phẩm chất xã hội (đạo đức - chính trị): thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, thái độ chính trị...

- Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): các nét tính cách, thói quen, ham muốn của cá nhân.

- Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính độc lập, tính tự chủ, tính quyết đốn...

- Cung cách ứng xử: tính khí, tác phong, lễ tiết...

- Năng lực xã hội hóa: khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, cơ động, mềm dẻo, linh hoạt trong cuộc sống.

- Năng lực chủ thể hóa: khả năng thể hiện cái riêng, cái độc đáo, bản lĩnh cá nhân.

- Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực và hiệu quả.

- Năng lực giao tiếp: Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác.

Bảng 3. Cấu trúc Đức và Tài của nhân cách

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 7. NHÂN CÁCH

7.4.1. Xu hướng

Trong cuộc sống, con người luôn lựa chọn những đối tượng có ý nghĩa với bản thân từ thế giới khách quan, sự lựa chọn và hướng tới các đối tượng này diễn ra trong một thời gian dài, ổn định và thúc đẩy con người hành động tích cực chiếm lĩnh đối tượng. Những thuộc tính thể hiện sự lựa chọn và tính tích cực thúc đẩy hoạt động như vậy được gọi là xu hướng của nhân cách. Xu hướng quy định phương hướng, mục tiêu của cuộc sống, đồng thời quy định sự phát triển toàn bộ nhân cách nói chung.

Xu hướng là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực hoạt động của cá nhân.

Xu hướng được biểu hiện ở các mặt chủ yếu: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin.

7.4.1.1. Nhu cầu

Để tồn tại và phát triển, mỗi cơ thể sống cần phải có những điều kiện và phương tiện nhất định từ phía mơi trường bên ngồi. Ví dụ: thức ăn, khơng khí tiện nghi vật chất, được an toàn, tự do, được yêu thương được học hành, được thưởng thức cái đẹp, được thành đạt... Những đòi hỏi này được gọi là nhu cầu.

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

Nhu cầu có những đặc điểm cơ bản: - Nhu cầu có tính đối tượng.

Nhu cầu bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể, đối tượng ấy có thể là vật chất, tinh thần hay một hoạt động nào đó, chúng có khả năng làm thỏa mãn địi hỏi cửa chủ thể. Chỉ khi nào nhu cầu gặp gỡ với đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ của hoạt động. Vì thế, đối tượng của nhu cầu cũng được xác định rõ ràng cụ thể, càng kích thích, thúc đẩy hoạt động tích cực của con người vươn tới nó.

Tính đối tượng của nhu cầu cịn thể hiện ở việc, con người ln chủ động tác động vào thế giới, sáng tạo ra những đối tượng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)