Giá trị của những thói quen

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 142 - 145)

Những thói quen - tập quán có giá trị nhất định trong hoạt động và đời sống con người. Thói quen có thể có lợi hoặc có hại cho hoạt động cụ thể của con người.

a. Những lợi ích của thói quen

tuệ có điều kiện hướng vào những điều có giá trị cao hơn.

- Thói quen - tập quán huấn luyện cho con người những tình cảm tốt: kiên nhẫn, trầm tĩnh,…

- Thói quen - tập quán giúp con người mở rộng phạm vi ý thức và giảm bớt cường độ chú ý, tăng cường sức mạnh tri thức.

b. Những điều khơng có lợi của thói quen

- Con người dễ trở thành máy móc, rập khn trong hoạt động thực tiễn.

- Trong đời sống tình cảm, thói quen làm cho con người dễ thụ động trong việc chịu đựng kham khổ, thậm chí trở nên sắt đá, làm tình cảm bớt phong phú, mất đi tính chất “nghệ sĩ” trong hoạt động và trong đời sống tình cảm nói chung.

- Trong đời sống trí tuệ, dễ có những thành kiến trong tư tưởng, trong phương pháp tư duy là mất đi tính sáng tạo dẫn đến những lối mòn trong sự tiếp thu tư tưởng, trong việc tìm tịi chân lý.

PHẦN TĨM TẮT

- Khái niệm về ý chí: ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngồi và bên trong.

- Giá trị chân chính của ý chí khơng phải ở điểm ý chí đó như thế nào (mạnh hay yếu, cao hay thấp, quyết chí hay khơng quyết chí...) mà cịn thể hiện ở chỗ nó hướng vào cái gì. Khi nhìn nhận về ý chí phải phân biệt mức độ của ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.

- Một số phẩm chất của ý chí: tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đốn, tính kiên trì và tính tự chủ.

- Khái niệm về hành động ý chí: hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, địi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

- Đặc điểm của hành động ý chí: hành động ý chí mang tính mục đích. Hành động ý chí xuất phát từ tâm lý của chủ thể.

- Các giai đoạn của hành động ý chí: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn quyết định thực hiện hành động, giai đoạn thực hiện hành động và giai đoạn đánh giá.

- Định nghĩa về hành động tự động hóa: hành động tự động hóa là hành động có ý thức, có ý chí nhưng do được lặp đi lặp lại hay do tập luyện mà về sau trở thành những

hành động tự động, nghĩa là khơng cần có sự kiểm sốt trực tiếp của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả.

- Có hai loại hành động tự động hóa: kỹ xảo và thói quen. Kỹ xảo mang tính chất kỹ thuật, thường được đánh giá về mặt thao tác, ít gắn với tình huống, có thể ít bền vững nếu không thường xuyên luyện tập - củng cố, con đường hình thành chủ yếu của kỹ xảo là luyện tập có mục đích và có hệ thống. Trong khi đó, thói quen mang tính chất nhu cầu - nếp sống, được đánh giá về mặt đạo đức, ln gắn với tình huống cụ thề, bền vững - ăn sâu vào nếp sống và được hình thành bằng nhiều con đường như rèn luyện, bắt chước.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Nhân cách là phạm trù nền tảng của Tâm lý học đồng thời là đối tượng của các khoa học xã hội và nhân văn. Sự phát triển tâm lý người khơng chỉ được thể hiện ở các q trình nhận thức, cảm xúc, ý chí mà tựu trung là sự phát triển của một tổ hợp những thuộc tính tâm lý ổn định tạo nên bộ mặt riêng của từng con người, quy định những phương thức hành vi và kết quả hoạt động của người ấy. Việc làm sáng tỏ bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, những yếu tố hình thành và phát triển nhân cách không chỉ để nhận diện, giải thích thế giới nội tâm phong phú, độc đáo của con người; mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong ứng xử, trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cũng như những hoạt động khác nhau.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)