Tự ý thức

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 57 - 58)

Là mức độ phát triển cao của ý thức, nhưng khác với ý thức ở đối tượng mà nó hướng vào. Đối tượng của tự ý thức không phải là thế giới khách quan mà là chính bản thân chủ thể ấy. Đây là mức độ cao bởi vì dựa trên sự hình thành ý thức, đến một mức độ và khả năng làm chủ nhất định, con người mới có thể tách mình ra với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự nhận thức, đánh giá, tỏ thái độ và hành động với chính mình.

Tự ý thức là ý thức về bản thân, bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ đối với bản thân, năng lực tự điều khiên, điều chỉnh hành vi, thái độ cũng như toàn bộ sự phát triển nhân cách. Tự ý thức biểu hiện ở những mặt sau:

- Cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân từ hình ảnh bên ngồi đến thế giới nội tâm, những diễn biến tâm lý, những đặc điểm nhân cách, những mối quan hệ và vị thế xã hội, những giá trị của bản thân. Việc mỗi người tự trả lời những câu hỏi như: “tơi là ai?”, “tơi có vai trị gì?”, “tơi là người như thế nào?”, “tơi có thể làm được việc gì?”,“tơi phải trở thành người như thế nào?”,... là những biểu hiện của sự tự nhận thức bản thân.

- Cá nhân bày tỏ thái độ đối với bản thân bằng những rung cảm khác nhau như yêu, ghét, tự hào, xấu hổ, khinh bỉ, giận dữ, hoài nghi, trách cứ, tin tưởng, mãn nguyện... về chính mình.

- Cá nhân tự định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân theo mục đích tự giác.

- Cá nhân tự rèn luyện, tự giáo dục và hoàn thiện bản thân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)