Nhân cách có bản chất giao lưu, bởi nhân cách chỉ tồn tại, thể hiện và phát triển qua giao lưu với người khác với cộng đồng xã hội. Cùng với hoạt động, giao lưu là phương thức của sự tồn tại con người. Những em bé sinh ra nếu không được sống trong các quan hệ xã hội lồi người thì khơng thể có nhân cách. Nhu cầu giao lưu xuất hiện rất sớm ở trẻ (khoảng 2 tháng tuổi), nhu cầu này có được bởi sự giao lưu gắn bó mẹ - con trong thời kỳ sơ sinh. Nhu cầu về người khác đầu tiên này là nền tảng của sự phát triển các quan hệ của trẻ và là mầm mống cho việc phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ.
Qua giao lưu mỗi cá nhân học hỏi những hành vi, ứng xử theo kiểu con người. Qua giao lưu, cá nhân lĩnh hội, thực thi và khẳng định các quy tắc chuẩn mực và các giá trị xã hội. Nhờ giao lưu, các phẩm chất nhân cách con người được bộc lộ và được mọi người xung quanh nhận xét đánh giá theo quan niệm và giá trị xã hội, từ đó cá nhân nhận biết bản thân, so sánh với xã hội và khẳng định giá trị của chính bản thân mình; Đồng thời, nhờ giao lưu mà mỗi cá nhân đã tác động ảnh hưởng đến người khác tạo nên sự chuyển biến thay đổi ở họ. Trên cơ sở giao lưu, cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với từng hoàn cảnh và các chuẩn mực xã hội.
Với đặc điểm này, cần đặt con người trong các mối quan hệ xã hội để tác động và giáo dục, cần xây dựng các mối quan hệ trong nhóm, tập thể lành mạnh và chú trọng mở rộng và tổ chức những hình thức giao lưu phù hợp cho từng đối tượng.
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 7. NHÂN CÁCH