Sự tái hiện

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 83 - 84)

Sự tái hiện là một q trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ. Sự tái hiện bao gồm sự nhận lại và nhớ lại.

a. Nhận lại

Nhận lại là quá trình làm nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại được xuất hiện một lần nữa.

Tính chính xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Mức độ bền vững của ghi nhớ.

- Sự giống nhau giữa các kích thích cũ và mới. b. Nhớ lại

Nhớ lại là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật và hiện tượng con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật, hiện tượng đó khơng cịn trực tiếp tác động vào các giác quan và não nữa.

Nhớ lại bao gồm hồi tưởng và hồi ức:

- Hồi tưởng là nhớ lại một cách có chủ định.

- Hồi ức là nhớ lại những hình ảnh cũ được khu trú trong khơng gian, thời gian nhất định.

Sự nhớ của con người chịu sự chi phối của các quy luật sau đây:

- Con người thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm đầu và cuối của một quá trình hoạt động.

- Con người thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm có những biến cố quan trọng trong cuộc đời, khi có cảm xúc mạnh mẽ.

- Ý thức được sự cần thiết phải nhớ, có mục đích.

- Nhớ những gì có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và nghề nghiệp của bản thân.

- Biết đem vận dụng những điều đã lãnh hội vào thực tiễn.

4.2.4.3. Sự quên

a. Định nghĩa

Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.

b. Các mức độ của sự quên

Sự quên có các mức độ sau đây:

- Qn hồn tồn có thể vì khơng ghi nhận rõ ràng, không chú ý đến nội dung cần nhớ.

- Quên cục bộ từng phần có thể vì khơng có dịp lặp lại nội dung đã tri giác được. - Quên tạm thời hay chốc lát là do khi gặp kích thích mạnh làm ức chế một số mối liên hệ tạm thời trên vỏ não.

c. Các quy luật của sự quên

Sự quên của con người chịu sự chi phối của các quy luật sau đây:

- Con người thường quên ở những thời điểm giữa của một quá trình hoạt động. - Con người thường quên ở những thời điểm khơng có những biến cố quan trọng trong cuộc đời, khi khơng có cảm xúc mạnh mẽ.

- Qn khi khơng xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cần nhớ.

- Qn những gì ít có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và nghề nghiệp của bản thân.

- Quên những điều không vận dụng nhiều vào thực tiễn. - Quên khi gặp kích thích mới lạ và mạnh.

- Qn khi khơng có thủ thuật, phương pháp ghi nhớ tốt, thiếu sự tập trung chú ý, thể lực không tốt.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)