Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 99 - 103)

Hình ảnh mới cửa tưởng tượng được sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau. Có thể đề cập đến các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng cơ bản sau đây:

a. Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng thủ thuật biến đổi kích thước, số lượng của bản thân sự vật hay các thành phần chứa trong sự vật - hiện tượng. Các hình ảnh như người khổng lồ, người tí hon, phật bà trăm tay nghìn mắt… là những hình ảnh mới của

tưởng tượng được tạo ra bằng cách này.

b. Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật.

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự nhấn mạnh một đặc điểm, thành phần nhất định chứa trong sự vật - hiện tượng. Sự nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một sự vật, hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng kia sẽ tạo ra hình ảnh mới độc đáo và lý thú.

Ví dụ: Những hình ảnh hay nhân vật như Chai-en (to khỏe, thích quyền lực); Xê-ko (mách lẻo, mỏ nhọn)… trong truyện tranh Đô-rê- môn của Nhật Bản là sản phẩm của cách thức này.

Ngồi ra, có thể nhận thấy các hình ảnh trong tranh biếm họa đã được sáng tác theo phương pháp nhấn mạnh này. Một biến dạng của phương pháp này là phương pháp cường điệu cũng tạo ra những hình ảnh sáng tạo kỳ thú đến bất ngờ.

c. Chắp ghép (kết dính)

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thanh một hình ảnh mới. Trong đó, các bộ phận hợp thanh vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ được ghép nối với nhau một cách đơn giản mà thơi.

Ví dụ: Hình ảnh con rồng, nhân sư được ghép nối giản đơn từ từng bộ phận của những con vật “gốc” nguyên thủy.

d. Liên hợp

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự tổng hợp sáng tạo dựa trên nguyên lý liên hợp. Hình ảnh tạo được mang tính mới được hợp thành bởi những bộ phận của cái cũ. Tuy nhiên, khi tham gia vào “hình ảnh mới” các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan mới.

Ví dụ: Xe điện bánh hơi, thủy phi cơ vẫn có hình ảnh của các bộ phận ở cái cũ nhưng đã được cải biến để chức năng bộ phận và chức năng tổng hợp của cái mới đã thay đổi.

Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo, chứ không phải là một sự tổng hợp đơn giản các yếu tố đã biết. Phương pháp này được sử dụng trong văn học nghệ thuật để xây đụng các hình tượng văn học, nghệ thuật; trong khoa học, kỹ thuật đề thiết kế các công cụ, thiết bị kỹ thuật

e. Điển hình hóa

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách tạo ra hình ảnh mới độc đáo mang tính nổi trội, điển hình một cách đặc biệt. Yếu tố mấu chốt của cách thức sáng tạo này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách như là đại diện của một giai cấp hay tầng lớp xã hội dựa trên nền tảng một đặc điểm “gốc”.

Ví dụ: Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, chị Dậu… trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố đều được tạo nên bằng cách thức này để trở nên nổi trội và điển hình. Cách thức này được sử dụng nhiều trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, trong điêu khắc.

f. Loại suy (tương tự)

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới dựa trên những hành động, sự vật hiện tượng có thực, tạo ra những cái mới, những máy móc tương tự về mặt hình ảnh - chức năng.

Ví dụ: Cái búa, người máy là những hình ảnh sáng tạo dựa trên các thao tác có thật của con người trong cuộc sống lao động, sản xuất.

Ngày nay, ngành phỏng sinh học ra đời là một bước phát triển cao của phương pháp loại suy trong quá trình sáng chế, phát minh của các hà khoa học, kỹ thuật. Đó chính là những cái mới có được nhờ vào sản phẩm của loại suy.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỰC

4.4.1. Định nghĩa

Trong mơi trường xung quanh ln có vơ vàn sự vật tác động vào nhưng chúng ta không thể quan tâm hết tất cả sự vật trong cùng một lúc. Con người phải chọn lựa, biết tập trung và quan tâm vào các đối tượng có liên quan đến những nhiệm vụ, những hoạt động cần phải tiến hành. Hiện tượng này được gọi là chú ý.

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Chú ý là một trạng thái tâm lý thường xuất hiện song hành với các hoạt động tâm lý mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức. Chú ý là nền tảng để hoạt động nhận thức diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Khi đi với quá trình nhận thức thì chú ý “hỗ trợ” con người nhận biết được một cách dễ dàng hơn các thuộc tính của sự vật, phát hiện ra vấn đề và từ đó có nhu cầu tiến hành hoạt động tư duy để giải quyết chúng. Chú ý khơng có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lý mà nó xuất hiện cùng. Chẳng hạn, khi học sinh giải một bài tốn thì đối tượng chú ý của học sinh lúc bấy giờ chính là nội dung và các dữ kiện bài toán đưa ra.

Người kém khả năng chú ý, hay quên ta gọi là người đãng trí, nhưng có khi hoạt động tâm lý quá tập trung vào cái này mà quên mất cái khác, ta gọi là “hiện tượng đãng trí bác học”.

Biểu hiện bên ngoài của sự chú ý thường thể hiện bằng những hình thức như nhìn “chằm chằm”, “khơng chớp mắt”, “há hốc miệng” hoặc chuyển động của cơ thể theo sự di chuyển của đối tượng chú ý.

Biểu hiện bên trong khi chú ý tập trung lâu dài là hô hấp trở nên nông hơn, thưa hơn, thời gian hít vào ngắn hơn so với thời gian thở ra. Người giáo viên cần quan tâm để điều khiển và định hướng sự chú ý của học sinh. Cần phân biệt chú ý thật và vờ chú ý, cũng như không chú ý thật và vờ không chú ý. Khi đánh giá chú ý cần căn cứ vào hiệu quả của chú ý, tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp chú ý tốt nhưng hiệu quả nhận thức không cao do các nguyên nhân khác nhau của chủ thể.

Tóm lại, chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu

4.4. CHÚ Ý

quả.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)