Phân loại chú ý

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 103 - 104)

Chú ý được phân chia thành ba loại sau: chú ý khơng chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau chủ định.

a. Chú ý không chủ định

Chú ý khơng chủ định là loại chú ý khơng có mục đích tự giác, khơng cần sự nỗ lực của bản thân, không sử dụng một biện pháp thủ thuật nào mà vẫn chú ý được vào đối tượng.

Chú ý khơng chủ định có thể xuất hiện tùy thuộc vào một số đặc điểm của kích thích:

- Độ mới lạ của kích thích: Vật kích thích càng mới, càng dễ ra chú ý khơng chủ định; ngược lại, vật kích thích càng rập khn bao nhiêu thì càng mau mất chú ý khơng chủ định bấy nhiêu.

- Cường độ kích thích: Kích thích càng mạnh thì dễ tạo ra chú ý khơng chủ định, nhưng kích thích quá mạnh sẽ tạo ra phản ứng ngược, chú ý sẽ bị ức chế. Tuy nhiên, chú ý phụ thuộc vào cường độ kích thích chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì chú ý còn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý và sinh lý khác, như hứng thú, nhu cầu, xúc cảm.

- Độ hấp dẫn của vật kích thích: Đặc điểm này tổng hợp của hai đặc điểm trên thể hiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, gây ra sự tị mị, thích thú, thu hút sự chú ý của người đó.

b. Chú ý có chủ định

Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chú ý vào đối tượng, đòi hỏi một sự nỗ lực nhất định. Chú ý có chủ định không tùy thuộc vào đối tượng mới lạ hay quen thuộc, có cường độ kích thích mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn, ta tập trung vào đối tượng hay sự vật để tiến hành một hoạt động tương ứng theo một động cơ nhất định, bao gồm các hành động nhằm vào một mục đích nhất định.

Chú ý có chủ định có những đặc điểm cơ bản sau:

- Có mục đích tự giác, có kế hoạch biện pháp để chú ý.

nhân.

- Tính bền vững cao.

- Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định của chủ thể để khắc phục những trở ngại bên ngoài hoặc bên trong của chủ thể.

Chú ý có chủ định đóng vai trị rất quan trọng trong các q trình nhận thức, nó là nền tảng đề q trình nhận thức, nó giúp cung cấp các dữ kiện một cách hợp lý và chính xác để nhận thức có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Mặt hạn chế của chú ý có chủ định là nếu chú ý lâu sẽ tính ra mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giảm hứng thú hoạt động.

c. Chú ý sau chủ định

Chú ý sau chủ định thật chất là chú ý có chủ định nhưng khơng địi hỏi sự căng thẳng về ý chí, con người bị cuốn hút vào nội dung và phương thức hoạt động bởi sự hấp dẫn của đối tượng tới mức không cần sự cố gắng, sự căng thẳng thần kinh và sự nỗ lực của ý chí.

Ba loại chú ý trên có liên quan với nhau, có thể mở đầu bằng chú ý khơng chủ định, rồi tiếp theo là chú ý có chủ định và có thể kết thúc là chú ý sau chủ định. Mỗi loại đều giữ một vai trò nhất định trong hoạt động của con người, trong đó chú ý sau chủ định là loại chú ý cần hình thành trong hoạt động nhận thức của con người.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)