Một số phẩm chất của ý chí

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 131 - 134)

Trong quá trình sống và hoạt động, con người sẽ dần hình thành những phẩm chất ý chí cần thiết để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhũng phẩm chất này đặc trưng cho nhân cách của con người. Nó sẽ là nền tảng hay điều kiện thực hiện những mục đích hay lý tưởng sống của con người khi hỗ trợ con người vượt qua những khó khăn và thách thức. Có thể đề cập đến những phẩm chất sau của ý chí: tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đốn, tính kiên trì và tính tự chủ.

a. Tính mục đích

Đây là một phẩm chất quan trọng của ý chí liên quan chặt chẽ đến khả năng đề ra mục đích trong hoạt động và trong cuộc sống của mình. Ngồi ra, tính mục đích giúp con người biết điều khiển hành vi của mình phục tùng vào định hướng đã được xác lập một cách tự giác, mạnh mẽ.

Với tư cách là chủ thể, tính mục đích của con người cho phép con người xác định mục đích gần và mục đích xa, mục đích bộ phận hay mục đích tổng thể của cuộc đời... Tính mục đích trong ý chí của con người phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức nhất định mà người đó lãnh hội. Nói khác hơn, tính mục đích bị ảnh hưởng bởi lý tưởng sống và nguyên tắc sống của cá nhân. Vì vậy, khi xem xét tính mục đích trong ý chí của một cá nhân, khơng chỉ xem xét ở góc độ hình thức mà cần quan tâm cả góc độ nội dung.

b. Tính độc lập

Tính độc lập liên quan đến khả năng đưa ra những quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà khơng chịu ảnh hưởng bởi người khác. Tính độc lập trong ý chí cịn thể hiện ở điểm chủ thể không bị ám thị hay áp đặt suy nghĩ, hành động bởi một đối tượng khác khi mình đã có suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra những sự lựa chọn.

Tuy nhiên, tính độc lập khơng phải là sự bướng bỉnh hay sự cứng nhắc để khăng khăng chống lại những ý kiến, những suy nghĩ khác với mình. Tính độc lập vẫn cho phép con người từ bỏ những ý kiến, những suy nghĩ của mình để chấp nhận ý kiến người khác, để điều chỉnh thái độ và hành vi sao cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin và sức mạnh vào bản thân vào những suy nghĩ

và năng lực của chính mình trong hoạt động và cuộc sống. c. Tính quyết đốn

Tính quyết đốn là phẩm chất của ý chí liên quan chặt chẽ đến khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khốt mà khơng có những tình trạng dao động khơng cần thiết hay phụ thuộc vào những tác động xung quanh. Tính quyết đốn được thể hiện vẫn dựa trên nền tảng của sự suy nghĩ, cân nhắc và phân tích một cách thấu đáo. Đó là lúc mà sự tham gia của nhận thức được thể hiện một cách rõ nét để con người đưa ra những quyết định hay những hành động có căn cứ.

Một con người có tính quyết đốn sẽ có thể làm chủ được hoạt động trí tuệ cũng như hoạt động thực tiễn của chính mình, giúp cho họ có niềm tin vào sự quyết định sẽ thành cơng khi có suy nghĩ đúng đắn và hợp lý.

Tính quyết đốn của ý chí khơng chỉ xuất phát từ trí tuệ vì khi con người phải thực sự mạnh mẽ thì mới có thể quyết đốn. Một người mà khơng có tính quyết đốn thì hay do dự, dao động và đưa ra những quyết định không kịp thời hay thực hiện những hành động không đúng lúc. Mặt khác họ cũng hay hoài nghi, hay trăn trở một cách quá đáng về những thời điểm cần phải tiến hành hành động. Một người có tính quyết đốn chắc chắn phải có hành động dứt khốt, kịp lúc và không bị chần chừ hay dao động. Chính vì vậy, tiền đề cũng khá quan trọng của tính quyết đốn chính là lịng dũng cảm.

d. Tính kiên trì

Tính kiên trì của ý chí liên quan đến khả năng vượt khó để đạt được mục đích dù rằng q trình thực hiện ấy có thể ngắn nhưng cũng có thể rất dài. Tính kiên trì này thể hiện cường độ của ý chí mà đó chính là sự bền bỉ làm cho cá nhân không cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Những thách thức và khó khăn dù có tác động cũng khơng làm cho cá nhân nhụt chí mà cịn làm cho cá nhân có thêm sức mạnh và nghị lực để vượt qua tất cả những rào chặn phía trước hành trình thực hiện mục đích của chính mình.

Tuy nhiên, kiên trì cũng khơng phải là lì lợm và ương bướng. Cần phân biệt tính kiên trì trong ý chí với tính lì lợm, bướng bỉnh ở một số cá nhân vi những suy nghĩ cảm tính và chủ quan hay vì những thói quen khơng muốn tiếp nhận hoặc không muốn đổi thay.

e. Tính tự chủ:

Tính tự chủ liên quan đến khả năng làm chủ được bản thân trong những trường hợp có sự xung đột tâm lý bên trong. Tính tự chủ giúp con người duy trì được sự kiểm sốt

các hành vi của bản thân như: chiến thắng những địi hỏi khơng hợp lý, chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực hoặc những xúc cảm âm tính.

Tính tự chủ cịn liên quan đến khả năng kiểm sốt, làm chủ được những xúc động, cảm xúc xảy ra không đúng lúc và không hợp lý của con người trong hoạt động và giao tiếp. Tính tự chủ liên quan mật thiết với khả năng quản lý cảm xúc của chính mình trong hoạt động khi thực hiện những sự tương tác để hướng đến mục tiêu đã được xác định. Đó chính là nền tảng để con người hạn chế sự được nóng giận, cọc cằn hay sự thô lỗ hoặc những phản ứng quá khích. Phẩm chất này liên quan chặt chẽ với khả năng giao tiếp của con người cũng như sự vận dụng giao tiếp khi thực hiện những hoạt động nhất định.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 6. Ý CHÍ

6.2.1. Định nghĩa

Hành động ý chí hiểu một cách đơn giản là những hành động thực hiện theo sự nỗ lực của ý chí, sự cố gắng của nhận thức - hành vi. Theo nghĩa thông thường, hành động ý chí được sử dụng với một số thuật ngữ tương đương như: hành động quyết chí, hành động nỗ lực hành động hết mình…

Hành động ý chí thể hiện mối liên hệ với ý thức về mục đích và cách thức hành động giúp con người mạnh mẽ, tự tin và quyết chí thực hiện nhằm đạt kết quả như mong đợi.

Tóm lại, có thể hiểu về hành động ý chí như sau:

Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, địi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)