Mối quan hệgiữa năng lực với, tư chất, năng khiếu và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 167 - 170)

năng, kỹ xảo

* Tư chất và năng lực

Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý của não bộ, giác quan, hệ thần kinh, cơ quan vận động, và những chức năng của chúng tạo nên sự khác biệt giữa người này với người khác.

Mỗi người sinh ra có những tư chất khác nhau, tư chất mang đậm tính di truyền và bẩm sinh, nhưng tư chất cũng có phần tự tạo trong đời sống cá thể. Chẳng hạn, chức năng của cơ quan phân tích thính giác ở một người có thể được phát triển tinh tế hơn khi được tiếp xúc và vận động với âm nhạc.

Tư chất là điều kiện, tiền đề tự nhiên cần thiết cho sụ phát triển năng lực, tư chất không quyết định trước năng lực của cá nhân, một tư chất nào đó cũng có thể làm tiền đề cho sự phát triển nhiều năng lực khác nhau. Nếu một người có tư chất tốt nhưng

không được giáo dục, khơng gặp hồn cảnh thuận lợi và khơng có hoạt động tương ứng thì tư chất ấy cũng bị thui chột.

Tư chất có ảnh hưởng đến chiều hướng, tốc độ của sự hình thành năng lực. Vì thế, những người có tư chất thích hợp với một năng lực nào đó thì sẽ dễ dàng phát triển năng lực ấy hơn những người khác. Mặt khác, tư chất là một nhân tố góp phần tạo ra tính độc đáo và mức độ khác nhau về năng lực giữa các cá nhân.

* Năng lực và năng khiếu

Trong cuộc sống, nhiều người bộc lộ rất sớm một số dấu hiệu của một năng lực nhất định được gọi là năng khiếu. Năng khiếu khác với tư chất ở chỗ nó bộc lộ ở một lĩnh vực hoạt động cụ thể, như năng khiếu hội họa, âm nhạc, vận động.

Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một tài năng nào đó khi đứa trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong một lĩnh vực hoạt động tương ứng.

Năng khiếu bộc lộ ở một số khía cạnh như: tốc độ vượt trội trong việc hoàn thành một nhiệm vụ so với bạn cũng tuổi, thành tích xuất sắc, thiên hướng hoạt động mãnh liệt hoặc sáng tạo trong một lĩnh vực nhất định.

Năng khiếu chỉ là dấu hiện ban đầu hay mầm mống của năng lực. Một em bé có năng khiếu về âm nhạc hay thơ ca không hẳn sẽ trở thành tài năng trong những lĩnh vực ấy. Trong cấu trúc của năng khiếu có những thành phần cơ bản của năng lực nhưng còn sơ khai, chưa ổn định, chưa được củng cố trong hoạt động thực tiễn vì thế nó có thể thay đổi. Năng khiếu mang nhiều yếu tố bẩm sinh vì con người may mắn có được mà chưa cần tới giáo dục và đào tạo. Năng khiếu cần phải được đào tạo và phát triển trong những điều kiện nhất định mới có thể trở thành tài năng.

* Năng lực và tri thức kỹ năng kỹ xảo

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là vốn kinh nghiệm của con người được cá nhân tích lũy trong q trình học tập và rèn luyện.

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết với năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết cho năng lực, chẳng hạn, khơng có tri thức, kỹ năng về mơn tốn sẽ khơng thể hình thành năng lực tốn học. Tuy nhiên, một người có tri thức kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực chưa chắc có năng lực về lĩnh vực đó. Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực tương ứng được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 7. NHÂN CÁCH

Nhân cách khơng có sẵn từ thuở sơ sinh, cũng không phải là sự bộc lộ dần ra từ các bản năng nguyên thuỷ, nhân cách là sản phẩm “muộn” của con người, là những phẩm chất, những cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong cuộc sống, lao động, vui chơi, học tập giao tiếp. Dân gian cũng thừa nhận rằng con người có q trình trở nên nhân cách và chú trọng tới việc rèn luyện để con người có được nhân cách tốt: “Con ơi muốn nên thân người...”. Sự hình thành nhân cách là tiến trình suốt cả cuộc đời con người dù ở mỗi giai đoạn có những khác biệt nhất định. Con người là một thực thể sống động của sự hòa nhập các mặt sinh học, xã hội, tâm lý và văn hóa, vì thế có rất nhiều yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách, trong đó các yếu tố quan trọng là: sinh học, mơi trường, giáo dục, hoạt động và giao tiếp.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)