NHỮNG THUỘC TÍNH ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 157 - 160)

- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định. Nhu cầu phản ánh những điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện của mỗi cá nhân. Sản xuất phát triển, xã hội ngày càng văn minh đã làm nảy sinh những nhu cầu và cách thức thỏa mãn đa dạng, phong phú. Đánh giá và tác động vào nhu cầu con người cần phải hướng vào cả nội dung cũng như cách thức thỏa mãn nó như thế nào.

- Nhu cầu thường có tính chu kỳ.

Khi nhu cầu được thỏa mãn, bản thân nhu cầu ấy sẽ bị suy yếu đi trong thời điểm đó, nhưng nó lại tiếp tục được lặp lại ở thời điểm khác theo một chu trình nhất định. Đặc biệt những nhu cầu về ăn, ở, mặc, học tập, giao tiếp thường xuyên tái diễn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhu cầu được tái hiện thường sẽ phong phú hoặc ở mức độ cao hơn.

- Nhu cầu con người khác về chất so với nhu cầu con vật, nhu cầu con người mang tính xã hội.

Khơng chỉ khác con vật ở nội dung phong phú của nhu cầu, mà còn khác ở chỗ con người chủ động sáng tạo một thế giới đối tượng để thỏa mãn chúng. Ở con người, ngồi những nhu cầu vật chất cịn có những nhu cầu tinh thần, hơn nữa ngay cả những nhu cầu tự nhiên cũng được biến đổi đi và được thỏa mãn có đạo đức, văn hóa và thẩm mỹ.

Nhu cầu con người rất đa dạng phong phú, người ta có thể phân chia các loại nhu cầu dựa trên các tiêu chí nhất định.

Nếu dựa trên đối tượng thỏa mãn nhu cầu, có hai loại nhu cầu: nhu cầu vật chất: nhu cầu ăn, ở, mặc..., nhu cầu tinh thần: nhu cầu nhận thức, nhu cầu lao động, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp...

Dựa trên thứ tự xuất hiện của các nhu cầu, A.Maslow phân chia năm loại nhu cầu: nhu cầu sinh lý, sống cịn (ơxy, nước, chất dinh dưỡng, sinh dục...), nhu cần an toàn (được bảo vệ, an ninh, không bị đe dọa..), nhu cầu phụ thuộc (được yêu thương, tình hữu nghị, được tin cậy), nhu cầu tự trọng (được tơn trọng, có địa vị, giành được lịng tin, uy tín, danh dự...), nhu cầu phát huy bản ngã (được thể hiện khả năng, đạt được thành tích, có giá trị, phát huy được năng lực, sáng tạo).

7.4.1.2. Hứng thú

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân hướng sự quan tâm với một tình cảm đặc biệt cho một số đối tượng hay hoạt động mà họ thấy thực sự cần thiết và hấp dẫn. Ví dụ: thể thao, âm nhạc, thời trang, công nghệ thông tin... Khi sự quan tâm này tương đối lâu dài, bền vững với đối tượng xác định được gọi là hứng thú.

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động.

Hứng thú được biểu hiện ở khuynh hướng hoạt động của cá nhân với những đối tượng, biểu hiện ở sự tập trung chú ý và ghi nhớ cao, biểu hiện ở tình cảm say mê với đối tượng lựa chọn.

Mỗi người có những hứng thú khác nhau. Có thể phân loại hứng thú dựa trên nội dung hoạt động như: hứng thú vật chất, hứng thú nhận thức, hứng thú chính trị - xã hội, hứng thú nghệ thuật.

Vai trò của hứng thú:

- Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức: Khi có hứng thú, con người tập trung trí tuệ và tình cảm của mình vào đối tượng khiến sự nhận thức về đối tượng nhạy bén và sâu sắc.

- Hứng thú làm tăng sức lực làm việc, vì tính ý nghĩa và hấp dẫn của đối tượng lôi cuốn cá nhân làm việc say sưa, bền bỉ, ít mệt mỏi.

- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo. Hứng thú cho cá nhân sự thỏa mãn về tình cảm, kích thích nhu cầu hoạt động sáng tạo để khám phá chinh phục đối tượng.

- Hứng thú nâng cao bản ngã của cá nhân vì họ cảm nhận một cuộc sống có ý nghĩa và tươi sáng, hứng thú cho con người trải nghiệm các cảm xúc phấn khích và hăng hái. Hứng thú kích thích và nâng đỡ tâm hồn con người vượt lên những khó khăn và tăng nghị lực sống cho họ.

7.4.1.3. Lý tưởng

Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hồn chính có sức lơi cuốn con người vào hoạt động trong thột thời gian dài để vươn tới nó.

Mỗi người trưởng thành đều có lý tưởng của mình như: trở thành một nhà khoa học, một kỹ sư tài năng, một nhà hoạt động xã hội, một nhà kinh doanh. Lý tưởng là cái chưa có trong hiện thực, là cái mà cá nhân muốn có, muốn phấn đấu trở thành, lý tưởng thuộc về tương lai mà cá nhân vươn tới.

Trong lý tưởng có sự hịa nhập của ba thành phần tâm lý: nhận thức sâu sắc, tình cảm mãnh liệt và ý chí quyết tâm.

- Tính hiện thực: lý tưởng là hình ảnh tưởng tượng, nhưng không là cái viển vơng mà ln xuất phát từ hiện thực. Hình ảnh lý tưởng có thể là sự mơ phỏng theo hình mẫu thực tế, cũng có thể là sự tổng hợp từ rất nhiều những “chất liệu” hiện thực để xây dựng nên hình ảnh hồn thiện, hồn mỹ với cá nhân.

- Tính lãng mạn: lý tưởng là hình ảnh của tương lai, cái khiến con người thấy hấp dẫn và mong ước đạt tới, hình ảnh lý tưởng được con người ôm ấp, tôn thờ, mường tượng với màu sắc tươi thắm, rực rỡ, bay bổng.

- Tính xã hội - lịch sử: lý tưởng cá nhân có nguồn gốc từ xã hội, lý tưởng phản ánh những đặc điểm thời đại, giai cấp và điều kiện xã hội mà cá nhân đang sống. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có những lý tưởng chung của một dân tộc một giai cấp, chúng đều được thể hiện trong lý tưởng riêng của các cá nhân.

Ví dụ: Lý tưởng làm giàu cho bản thân, cho xã hội là chung cho đại đa số thanh niên trong thời đại hiện nay.

* Vai trò của lý tưởng

- Lý tưởng là mặt biểu hiện tập trung của xu hướng nhân cách. Nó chi phối và quy định hệ thống nhu cầu, hứng thú, niềm tin của cá nhân.

- Lý tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. Lý tưởng xác định mục tiêu, hướng đi, kế hoạch của cuộc đờ.i Lý tưởng khiến con người đam mê hoạt động, dành hết tâm sức vượt qua những khó khăn trở ngại để đạt được nó.

- Lý tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân: tình cảm, ý chí, năng lực, tình cách... Để vươn tới lý tưởng cao đẹp, con người tự điều chỉnh những ham muốn không cần thiết, tự thay đổi bản thân mình và trau dồi phát triển những phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như tự hoàn thiện nhân cách hướng tới những giá trị cao đẹp.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)