Phương pháp phân tích thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 89)

II Thách thức

3.Phương pháp phân tích thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa

tượng vẩy (Tridacna squamosa Lamarck, 1819) ở biển Việt Nam bước đầu cho cái nhìn tổng quan về tập tính dinh dưỡng, thành phần và loại thức ăn chủ yếu trong hệ thống tiêu hĩa của lồi trai tai tượng vẩy ở biển Việt Nam, từ đĩ làm cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo, ương nuơi, lưu giữ… nhằm phục hồi và phát triển nguồn lợi trai tai tượng này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm thu mẫu: Địa điểm thu mẫu trai tai tượng vẩy để phân tích thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hố là vùng biển ven bờ nơi cĩ rạn san hơ phân bố tại 08 đảo ở biển Việt Nam gồm: Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Hịn Cau, Phú Quý, Cơn Đảo và Phú Quốc.

Thời gian nghiên cứu: Trong 02 năm 2010 - 2011, đề tài đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu trai tai tượng trên 152 mặt cắt (được lặp lại 02 lần trong 02 năm) tại 08 vùng biển đảo ở vùng biển Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là 10 - 12 ngày/đảo.

Đối tượng nghiên cứu: Thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hố của lồi trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa Lamarck, 1819).

2. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu

Thu mẫu trai tai tượng sống trên vùng rạn san hơ:Việc thu mẫu trai tai tượng để phân tích sinh học được thực hiện bằng phương pháp lặn SCUBA theo qui trình hướng dẫn của English, Wilkinson & Baker (1994). Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng (xuổng, mĩc, xiên sắt) để thu mẫu các lồi trai tai tượng trong các vùng rạn (do trai tai tượng thường bám chắc trên các khối san hơ hoặc đá rạn san hơ).

Thu mẫu, cố định và bảo quản hệ thống tiêu hố: Mẫu trai ngay sau khi được thu lên, tiến hành

phân tích các chỉ tiêu hình thái, sau đĩ được giải phẫu để lấy hệ thống tiêu hĩa. Dùng bộ dao giải phẫu luồn qua lỗ tơ chân để cắt cơ khép vỏ của trai tai tượng, sau đĩ tiến hành banh phần nội quan một cách tỉ mỉ để lấy các bộ phận của hệ thống tiêu hĩa gồm thực quản, dạ dày và ruột để phân tích. Từng bộ phận của hệ thống tiêu hĩa được cố định riêng bằng dung dịch formaline 5%, đựng mẫu trong các bình ghi nhãn cĩ kích thước phù hợp để bảo quản mẫu và mang về phịng thí nghiệm phân tích.

3. Phương pháp phân tích thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa trong hệ thống tiêu hĩa

Phân tích thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa của trai tai tượng được tiến hành trong phịng thí nghiệm. Phần thực quản được nghiền nhỏ, được rửa bằng nước cất trong ống nghiệm và lắc đều. Phần dạ dày và ruột (phần chứa chất màu đen) được rửa bằng nước cất trong ống nghiệm và lắc đều. Dùng ống nhỏ giọt hút dung dịch lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi cĩ độ phĩng đại 200 và 400 lần để xác định thành phần thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa của trai tai tượng. Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn thức ăn trong hệ thống tiêu hĩa của trai tai tượng là nguồn thực vật phù du (TVPD) và các mảnh vụn hữu cơ, khơng xác định thấy thành phần thức ăn từ các lồi động vật phù du và các lồi sinh vật khác.

Phân loại thành phần thức ăn (TVPD) trong hệ thống tiêu hĩa trai tai tượng dựa theo phương pháp hình thái so sánh, căn cứ theo tài liệu của các tác giả: Trương Ngọc An (1993); Dương Đức Tiến (1996); Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997); Kim Đức Tường (1964); Shirota (1966); Isamu Yamaji (1973); Taylor (1976); Takaaki Yamagishi (1992); Tomas (1995); Guiry, Rindi & Guiry (2005).

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 89)