Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng giai đoạn cá bột ở các nghiệm thức về thức ăn

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 141 - 142)

II. MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng giai đoạn cá bột ở các nghiệm thức về thức ăn

giai đoạn cá bột ở các nghiệm thức về thức ăn

Trong sản xuất giống các đối tượng thủy sản nĩi

chung và trong ương nuơi cá bống tượng nĩi riêng, dinh dưỡng thức ăn là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất. Dinh dưỡng thức ăn của cá giống bống tượng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của ương cá bống tượng (Nguyễn Phú Hịa, 2006). Nĩ quyết định đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột. Kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng ở giai đoạn cá bột các nghiệm thức về thức ăn thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng giai đoạn cá bột ở các nghiệm thức về thức ăn

Chỉ tiêu Loại thức ăn CB1 CB2 CN L bắt đầu (mm) 2,84 ± 0,05a 2,84 ± 0,05a 2,84 ± 0,05a L kết thúc (mm) 15,59 ± 0,54a 14,73 ± 0,09a 17,48 ± 0,56b AGRL(mm/ngày) 0,43 ± 0,02a 0,40 ± 0,01a 0,49 ± 0,02b SGRL(% ngày) 5,67 ± 0,11a 5,49 ± 0,02a 6,05 ± 0,10b Tỷ lệ sống (%) 40,85 ± 3,90a 38,35 ± 4,11a 47,68 ± 3,41a

Qua Bảng 3 cho thấy các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn, tốc độ sinh trưởng cá bột cĩ xu hướng tăng theo thứ tự thức ăn CB2, CB1 đến CN. Các loại thức ăn khác nhau cĩ ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài của cá, sự ảnh hưởng này cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh giữa các nghiệm thức CN với CB1 và CB2, giữa thức ăn CB1 và CB2 sự sai khác này khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Sau 30 ngày ương, cá đạt kích cỡ trung bình (14,73 ± 0,09-17,48 ± 0,56mm); tốc độ sinh trưởng tuyệ t đố i trung bì nh ngà y về chiề u dà i dao động (0,40 ± 0,01-0, 49 ± 0,02mm/ngày); tố c độ sinh trưở ng đặ c trưng về chiề u dà i dao động (5,49 ± 0,02- 6,05 ± 0,10% ngày). Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Sompong (1980) khi ương nuơi cá bột 5 ngày sau khi nở trong hệ thống bể xi măng cĩ hệ thống sục khí và sử dụng nước xanh, sử dụng lịng đỏ trứng gà và luân trùng cho ăn sau 24 ngày ương cá đạt kích cỡ 1,5 - 2,0cm.

Qua kết quả ương nuơi cho thấy tốc độ sinh trưởng của nghiệm thức sử dụng thức ăn CN là cao nhất. Theo chúng tơi do thức ăn CN cĩ hàm lượng protein cao (chiếm 53,89%) cịn thức ăn CB1 và CB2 lần lược là 30,41% và 28,97%. Theo FAO (1987) đối với cá bống tượng thức ăn ở giai đoạn cá cĩ khối lượng 0,5 - 10g, chứ a 49% protein cho kế t quả sinh trưở ng là tố t nhấ t (Bun it, J. , 2007). Đây là giai đoạn cá bột (nhỏ hơn 0,5 g) nên địi hỏi nhu cầu protein cao hơn 49%.

Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả quá trình ương nuơi. Theo một

số kết quả nghiên cứu trước như Trại Thực nghiệm Giống thủy sản Đồng Tháp đã cho ương nuơi cá bống tượng đến sau một tháng tuổi đạt tỷ lệ sống 25%, cịn trong thí nghiệm của Tavarutmaneegul và Lin (1988) cá bột ương sau 30 ngày cĩ tỷ lệ trung bình 20%. Nhưng trong kết quả ương nuơi cá bột ở các nghiệm thức cho thấy tỷ lệ sống nằm trong khoảng 38,35% - 47,68% là tương đối cao.

Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn được trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sống của nghiệm thức sử dụng thức ăn CN cao nhất (47,68%), tiếp đến là thức ăn CB1 (40,85%) và thấp nhất là thức ăn CB2 (38,35%) nhưng sự sai khác này khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng cho thấy thức ăn cĩ hàm lượng protein và acid béo HUFA càng cao, đặc biệt là acid béo Docosahexaenoic 22:6n-3 (DHA) càng cao ương nuơi cho tỷ lệ sống cao.

Từ kết quả thí nghiệm này cho thấy thức ăn ương nuơi cá bống tượng giai đoạn cá bột sử dụng thức ăn cơng nghiệp (INVE) cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất.

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 141 - 142)