Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 177 - 180)

- Nguyên lý hoạt động của bình điện phân:

2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Với chiều dài 3.260km bờ biển, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của biển, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Theo Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2009), nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các tác động về kinh tế, xã hội và mơi trường (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường, 2011),

hậu quả của biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng và là một nguy cơ thực sự đối với mục tiêu xĩa đĩi giảm nghèo và sự phát triển bền vững của đất nước (Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2009).

Trước tình hình này, cộng đồng ven biển là một trong những nhĩm đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, vì thế việc xây dựng các biện pháp thích ứng nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và phục hồi các hệ thống sinh kế cho vùng đất này là điều vơ cùng quan trọng (Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2009). Theo Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường (2011), vùng ven biển miền Trung sẽ thường xuyên chịu nhiều tác động của các hiện tượng liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và sạt lở đất. Bên cạnh đĩ, vùng ven biển là nơi tập trung của nhiều đơ thị và các khu vực dịch vụ nên hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế xã hội đã đang và sẽ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Hai ngành cĩ thể chịu tác động mạnh trong tương lai ở vùng ven biển là du lịch và thủy sản.

Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, những nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam được triển khai nhằm thực hiện Truyền thơng mở đầu cấp quốc gia (Initial National Communication) đối với Cơng ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change). Những nghiên cứu tiếp theo tập trung đánh giá về bản chất đã nhận định tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng đối với Việt Nam với điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan và khĩ dự đốn (Chaudhry và Ruysschaert, 2007). Tuy nhiên, các cơng bố tìm được cho thấy các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cịn riêng lẻ, phần lớn được thực hiện theo các dự án được sự tài trợ từ các cơ quan quốc tế. Mặc dù đa số các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích sinh kế các cộng đồng ven biển và đánh giá khả năng tổn thương nhưng chỉ ở quy mơ địa phương hoặc dữ liệu khơng đồng bộ. Đáng lưu ý là cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu được áp dụng rất đa dạng. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu là vấn đề lớn, ảnh hưởng nhiều mặt đến mơi trường tự nhiên và xã hội nên cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và cơng cụ áp dụng rất khác biệt tùy theo từng trường hợp riêng.

Từ năm 1999, nghiên cứu về tổn thương xã hội do tác động của thay đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan vùng ven biển Việt Nam đã được Adger thực hiện ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định kết hợp phương pháp điều tra hộ gia đình, phỏng vấn

cán bộ cấp xã và huyện với phân tích dữ liệu thứ cấp. Theo nghiên cứu này, tổn tương được định nghĩa là sự “hứng chịu” (exposure) của các cá nhân và nhĩm trước các căng thẳng về sinh kế. Chỉ báo được sử dụng cho khả năng tổn thương bao gồm chỉ số đĩi nghèo, tỷ lệ (%) thu nhập phụ thuộc vào các nguồn lực mang tính rủi ro, sự phụ thuộc và độ ổn định (đối với cá nhân), và thu nhập quốc gia (GDP) tính trên đầu người, sự khơng bình đẳng tương đối và các chỉ báo định tính về sự sắp xếp về thể chế (đối với tập thể). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tổn thương xã hội tăng lên do các tác nhân kinh tế và thể chế gắn liền với việc thay đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang thị trường. Bù đắp cho xu hướng này, những thay đổi khác về thể chế đi kèm với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và sự tiến triển của việc chuyển dạng thị trường đã làm giảm khả năng tổn thương. Theo báo cáo của Kelly và Adger (2000), nghiên cứu đánh giá khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự thích ứng cũng đã được tiếp tục triển khai ở các huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, và Hồnh Bồ và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Khi đề cập đến khung chính sách tương ứng, các tác giả định nghĩa khả năng tổn thương theo khía cạnh khả năng của các cá nhân và nhĩm xã hội để đáp ứng với, cĩ nghĩa là ứng phĩ, hồi phục và thích ứng với, bất kỳ sự “căng thẳng” (stress) bên ngồi nào đối với sinh kế và đời sống của họ. Theo đĩ, các tác giả đã phát triển một cách tiếp cận tập trung vào các hạn chế về mặt thể chế và kinh tế - xã hội làm giới hạn khả năng đáp ứng. Từ cách tiếp cận này, các tác giả nhận định khả năng tổn thương hoặc sự bảo đảm của bất kỳ nhĩm người nào được xác định bằng các nguồn lực cĩ sẵn và quyền của các cá nhân hoặc nhĩm xã hội cần đến các nguồn lực này. Với các kết quả nghiên cứu thực địa ở vùng ven biển Việt Nam, các tác giả đưa ra bốn ưu tiên trong hành động cĩ thể cải thiện tình hình của những trường hợp chịu ảnh hưởng nặng nhất; đĩ là: giảm nghèo, phân tán rủi ro thơng qua đa dạng hĩa nguồn thu, tơn trọng quyền quản lý tài nguyên dùng chung và đẩy mạnh tính an tồn tập thể. Nghiên cứu dựa trên cộng đồng thực hiện tại Thừa Thiên - Huế năm 2004 khẳng định rằng ứng phĩ với biến đổi khí hậu cần được thực hiện ở cấp địa phương để đạt đến cấp cao hơn và cách duy nhất để giảm thiểu khả năng bị tổn thương là nâng cao năng lực của người dân và các cộng đồng địa phương (Rajib Shaw, 2006). Theo kết quả nghiên cứu, điều này được xem như khía cạnh “an tồn con người” (human security) bao gồm (ngồi những khía cạnh khác):

- An tồn về sinh kế: đây được xem là ưu tiên cao nhất và được thực hiện thơng qua các hoạt động tạo ra thu nhập;

- An tồn về mơi trường: được đánh giá quan trọng ở các vùng nơng thơn là nơi việc quản lý tài nguyên thiên nhiên bởi cộng đồng và đây được xem là vấn đề chủ chốt;

- An tồn về xã hội: bảo đảm các lợi ích xã hội cho con người và nâng cao khả năng lựa chọn của người dân đối với các dịc vụ xã hội như giáo dục, y tế…;

- An tồn tự thân (tự an tồn - self security): tăng quyền tự quyết cho người dân;

- An tồn thơng tin: quyền tiếp cận thơng tin và điều này được đánh giá cực kỳ quan trọng để người dân cĩ quyết định và hành động đúng.

Theo kết quả “Hội thảo Biến đổi khí hậu: Tác động, Thích ứng và Chính sách trong nơng nghiệp” tháng 4/2011 do Trung tâm Phát triển Nơng thơn miền Trung tổ chức, nhiều phương pháp khác nhau đã được các tác giả sử dụng tùy thuộc vào vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu được đánh giá dựa trên số liệu số liệu thứ cấp (được thu thập từ các báo cáo và số liệu hàng năm của các cơ quan, ban ngành cĩ liên quan) và sơ cấp. Tùy thuộc nghiên cứu cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp cĩ sự tham gia (Participatory method) (Roger Few và cộng sự); phương pháp dựa trên các lý thuyết về biến đổi khí hậu trên tồn cầu nĩi chung (Lê Anh Tuấn); phương pháp Delphi (Nguyễn Thị Diệu Phương và cộng sự); phương pháp ước lượng, đánh giá rủi ro đối với con người cĩ tính tốn đến các đặc tính của sự kiện và xác định tổng thể rủi ro đối với con người (Dư Văn Tốn và Trần Thế Anh)… Kết quả của các nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đang xảy ra ở nhiều vùng như Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Bến Tre, đồng bằng sơng Cửu Long… gây tác động đến sản xuất nơng nghiệp nĩi chung (bao gồm cả nghề cá, đặc biệt là nghề cá quy mơ nhỏ ven biển) kéo theo những đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sinh kế người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng, sinh thái và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hĩa. Trên cơ sở này, các tác giả đề nghị cần hợp tác nghiên cứu trong những vấn đề:

- Mơ phỏng các diễn biến khí hậu cho các giai đoạn và kịch bản khác nhau.

- Đánh giá tác động biến đổi khí hậu lên mọi mặt sinh thái - mơi trường, sản xuất nơng thơn, phát triển đơ thị, y tế cộng đồng, xã hội - sinh kế.

- Xác định các đối tượng chịu tổn thương, đánh giá mức độ tổn thương.

- Tăng cường năng lực, nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ mơi trường - sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn.

- Đề xuất và thử nghiệm các mơ hình thích nghi với hồn cảnh mới với các giống cây trồng và vật nuơi cĩ khả năng chịu đựng ngưỡng thời tiết - khí hậu khắc nghiệt hơn.

- Rà sốt lại các quy hoạch phát triển nhằm thích ứng với sự thay đổi khí hậu và nước biển dân.

- Dự báo diễn biến kinh tế - sức khỏe và xã hội theo các kịch bản khí hậu.

- Điều chỉnh lại các chính sách.

- Xây dựng và duy trì mạng lưới thơng tin, hệ thống cảnh báo thời tiết - thiên tai.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và quốc gia. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thơng tin trong và ngồi nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2009. Kịch bản biến đối khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

2. Trung tâm Phát triển Nơng thơn miền Trung, 4/2011. Hội thảo Biến đổi khí hậu: Tác động, Thích ứng và Chính sách trong nơng nghiệp.

3. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường, 2011. Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. Hà Nội.

Tiếng Anh

4. Arief Anshory Yusuf and Herminia Francisco, 2009. Climate change vulnerability mapping for Southeast Asia. Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).

5. Asian Development Bank, 2009. The economics of climate change in Southeast Asia: A regional review.

6. Clare Ireland, 2004. Alternative sustainable livelihoods for coastal communities - A review of experience and guide to best practice. IUCN.

7. Department for international development (DFID), 2009. Policy brief: Building resilience - Adaptive strategies for coastal livelihoods most at risk to climate change impacts in central Vietnam.

8. Intergovernmental panel on climate change (IPCC), 2007. Work Group III Fouth Assessent Report - Summary for Policymakers. WMO and UNEP.

9. Marie-Caroline Badjeck, Edward H. Allison, Ashley S. Halls and Nicholas K. Dulvy; 2009. Impacts of climate variability and change on fi shery-based livelihoods. Marine Policy.

10. Mohiuddin Ahmad, 2003. Coastal livelihoods - situation and context. Working paper (WP 015) - Program Development Offi ce for Integrated Coastal Zone Management Plan of Banladesh (PDO-ICZMP).

11. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2007. Climate Change and Human Development

12. in Viet Nam. Human Development Report 2007/2008. Fighting climate change: Human solidarity in a divided world.Human Development Report Offi ce - Occasional paper. UNDP

13. Ulrich Kleih, Khursid Alam, Ranajit Dastidar, Utpal Dutta, Nicoliene Oudwater, and Ansen Ward; 2003. Livelihoods in coastal fi shing communities and the marine fi sh marketing system of Bangladesh - Synthesis of Participatory Rural Appraisals in Six Villages, and Assessment of the Marketing System. NRI Report No 2712 - Project A1004.

14. Richard S.J. Tol, Samuel Fankhauser, Richard G. Richels and Joel B. Smith; 2000. How much damage will climate change do? Recent estimates. Working Paper SCG-2. Research Unit Sustainability and Global Change - Centre for Marine and Climate Research, Hamburg University.

15. W. Neil Adger, Saleemul Huq, Katrina Brown, Declan Conway and Mike Hulme; 2003. Adaptation to climate change in the developing world. Progress in Development Studies 3: 179, pp. 179-195.

16. W. Neil Adger, Terry P. Hughes, Carl Folke, Stephen R. Carpenter and Johan Rockstrưm; 2005. Social-Ecological Resilience to Coastal Disasters. Science Vol. 309 no. 5737 pp. 1036-1039.

VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI

Một phần của tài liệu So 3 - Nam 2012 (Tieng Viet) (Trang 177 - 180)