III) Hướng dẫn đánh giá :
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI
I) Mục tiêu:
− Giúp cho học sinh có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
− Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5
II) Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Vở bài tập , sách giáo khoa, que tính
2.Học sinh : Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
III) Các hoạt dộng dạy và học:
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Khởi động :
2) Bài cũ : Luyện tập
− Cho học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 4
− Cho học sinh làm bảng con: 4 – 3 = 4 – 2 = 4 – 1 =
− Nhận xét
3) Dạy và học bài mới: a) Giới thiệu:
− Phép trừ trong phạm vi 5
b) Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về phép trừ trong phạm vi 5
• Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5
• Phương pháp : Trực quan , thực hành, động não • Hình thức học : Lớp, cá nhân
• ĐDHT : mẫu vật
− Giáo viên đính mẫu vật
− Em hãy nêu kết quả?
− Bớt đi là làm tính gì?
− Thực hiện phép tính trên bộ đồ dùng
Giáo viên ghi bảng, gợi ý tiếp để học sinh phép trừ thứ 2
− Tương tự vơí 5 bớt 2, bớt 3
− Giáo viên ghi bảng: 5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2
− Giáo viên xóa dần cho học sinh học thuộc
− Giáo viên gắn sơ đồ
− Hát
− Học sinh đọc cá nhân, dãy
− Học sinh làm bảng con
− Học sinh quan sát và nêu đề. Có 5 lá cờ, cho bớt 1 lá cờ, hỏi còn mấy lá cờ? − 5 bớt 1 còn 4 − Tính trừ − Học sinh thực hiện và nêu 5 – 1 = 4 − Học sinh đọc lại bảng trừ, cá nhân, lớp
− Học sinh nêu đề theo gợi ý
− Có 4 hình thêm 1 hình được 5 hình
− Giáo viên ghi từng phép tính 4 + 1 = 5 1 + 4 = 5 5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 − Giáo viên nhận xét: các phép tính có những con số nào? − Từ 3 số đó lập được mấy phép tính? − Phép tính trừ cần lưu ý gì? c) Hoạt động 2: Thực hành • Mục tiêu : Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập
• Phương pháp : Giảng giải , thực hành • Hình thức học : Cá nhân, lớp
• ĐDHT : Vở bài tập
− Bài 1 : Tính
+ Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5
− Bài 2 : Tương tự bài 1
− Bài 3 : Tính theo cột dọc lưu ý cần đặt các số phải thẳng cột
− Bài 4: Nhìn tranh đặt đề toán
+ Muốn biết có mấy quả táo , ta làm tính gì? + Thực hiện phép tính vào ô trống đó trong tranh
− Bài 5: Điền dấu > , < , =
+ Muốn điền dấu đúng, ta phải tính kết quả rồi mới điền vào chỗ dấu chấm thích hợp
− Nhận xét 4) Củng cố:
• Phương pháp: động não , thi đua • Hình thức học: lớp, tổ
− Đố vui: trên cây có 5 con chim người thợ săn bắn rơi 1 con, trên cây còn mấy con chim? Bạn A nói còn 4, bạn B nói không còn con nào. Vậy ai đúng, ai sai?
− Cho 3 số: 5, 3, 2 hãy viết thành các phép tính có thể được
− Giáo viên nhận xét 5) Dặn dò:
− Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5
− Chuẩn bị bài luyện tập
− Có 1 hình thêm 4 hình được 5 hình − Có 5 hình, bớt 1 hình còn 4 hình − Có 5 hình, bớt 4 hình còn 1 hình − Học sinh đọc các phép tính − Số : 4, 5, 1 − 4 phép tính, 2 tính cộng, 2 tính trừ − Số lớn nhất trừ số bé
− Học sinh làm bài, sửa bài miệng
− Học sinh làm và thi đua sửa bảng lớp
− Trên cây có 5 quả táo, bé lấy hết 1 quả, hỏi còn lại mấy quả táo
− … làm tính trừ
− Học sinh làm và sửa 4 - 1 < 5 - 1
3 4
− Học sinh làm bài, sửa bài
− Học sinh lựa chọn, nêu ý kiến. Bạn B nói đúng
− Theo toán: 5 - 1= 4
− Thực tế: nghe tiếng súng chim đã sợ và bay đi hết
− Học sinh cử mỗi tổ 4 em lên thi tiếp sức, tổ nào làm nhanh, đúng sẽ thắng
− Học sinh nhận xét
− Học sinh tuyên dương
Thứ ngày tháng năm 2010