Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sản xuất, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ cao được thành lập ở các nước tiên tiến chính là điều kiện và môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ và sản xuất nhập làm một. Phòng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, nhà khoa học cũng chính là nhà sản xuất kinh doanh (chẳng hạn trong công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Các loại dược phẩm mới, các vi mạch, các con
chíp, các phần mềm… được sản xuất tại phòng thí nghiệm, khó mà gọi nơi sản xuất ra chúng là nhà xưởng hay phòng thí nghiệm.
Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong kinh tế tri thức, các công nghệ mới, các ý tưởng mới là chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa nền kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Cơ cấu lao động biến đổi theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng; lao động tri thức đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất; các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp tri thức) và ngành dịch vụ dựa nhiều vào tri thức đóng vai trò chính trong cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu về lao động tri thức tăng lên nhanh chóng.
Mặt khác, trong nền kinh tế tri thức việc tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là nhờ nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, chứ không chỉ là tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp mất đi, nhiều ngành và doanh nghiệp mới ra đời chủ yếu là những ngành dịch vụ (sự phá hủy có tính sáng tạo). Điều đó dẫn đến ngành nghề, việc làm thay đổi nhanh, khôngổn định, đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi với sự đổi mới. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cũng đứng trước yêu cầu phải liên tục trang bị và tự trang bị cho mình những kiến thức quản lý, kiến thức kinh tế mới với sự năng động, nhạy bén và sáng tạo để có thể theo kịp đòi hỏi của nền kinh tế tri thức và yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới.
2.2.2.4. Xuất phát từ yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá, hội nhậpquốc tế