Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 164 - 166)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

4.2.4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách

Một là, tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng về cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được nhấn mạnh trong các nghị quyết và quyết định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Lấy kết quả, hiệu quả công việc làm căn cứ thực chất để bổ nhiệm, giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng trở nên thực chất, tránh hiện tượng chỉ quan tâm tới việc thu thập đủ bằng cấp để được thăng tiến. Đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế nên phải nắm vững xu hướng phát triển của lĩnh vực mà mình hoạt động, có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử; về luật, kinh tế, thương mại, thị trường và các mối quan hệ quốc tế.

Hai là, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ, công chức. Quan tâm và có chính sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là nhiệm vụ của mọi nền hành chính. Chính sách và kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế được xây dựng bài bản và khoa học, xuất phát từ việc xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị; từ chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển tổ chức; từ đòi hỏi xây dựng một nền hành chính hiện đại; từ tính cạnh tranh của nền công vụ, cũng như sự phát triển của đất nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, trong đó chú trọng đến chính sách hỗ trợ các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Phải quản lý chặt chẽ cán bộ cử đi học, chấm dứt việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước, đào tạo sau. Phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong khâu nâng ngạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ của chế độ công vụ theo hệ thống chức nghiệp. Nghiên cứu, từng bước vận dụng hình thức thi theo vị trí, chức danh của chế độ công vụ theo hệ thống “việc làm” trong việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn và quản lý.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; rà soát, đánh giá đúng trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm cơ sở cho xác định vị trí việc làm và đào tạo theo vị trí việc làm. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể theo từng năm và cả nhiệm kỳ đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chức danh cán bộ và ngạch công chức theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng, có trọng tâm trọng điểm, không phân đều các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Sáu là, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; tăng cường kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài. Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế.

Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, đơn vị hỗ trợ và hợp tác trong xây dựng đội ngũ giảng viên, trong quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí khác, cũng như sự hợp tác với nước ngoài về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)