Hoàn thiện các quy chế, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 161)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

4.2.3. Hoàn thiện các quy chế, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế

chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế

Hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ là nhằm làm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tính khoa học, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực quy định. Nội dung các văn bản, quy chế, quy trình về công tác cán bộ phải thể hiện được nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công tác, phân công chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với cấp uỷ, chính quyền và cơ quan tổ chức, cán bộ các cấp.

Trên cơ sở các quy chế chung, theo phân cấp quản lý cán bộ, từng sở, ban, ngành và huyện cần quán triệt, vận dụng để xây dựng các quy định thích hợp. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình cần tập trung rà soát, xây dựng và hoàn chỉnh một số quy chế, quy trình có vị trí quan trọng và trong quá trình tổ chức thực hiện còn có khó khăn, vướng mắc nhằm tiếp tục đưa công tác cán bộ nói chung đi vào nền nếp và thúc đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Một là, tập trung nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh quy chế, đánh giá cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Đánh giá cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một việc khó, do vậy phải gắn vào tiêu chuẩn chức danh, chức trách của cán bộ, gắn vào công việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và gắn với cơ chế chính sách, phân tích cụ thể điều kiện, hoàn cảnh mà cán bộ hoạt động. Phải căn cứ vào mối quan hệ, thái độ đối với quần chúng và việc chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng. Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá cho từng chức danh cán bộ sở, ban, ngành khối kinh tế và chức danh chủ tịch, phó chủ tịch huyện phụ trách

kinh tế. Tiêu chí quan trọng nhất, chủ yếu nhất trong công tác đánh giá cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là uy tín, năng lực lãnh đạo kinh tế và hiệu quả công việc thực tế của cán bộ được đánh giá.

Mỗi cán bộ đều phải được nhận xét, đánh giá đúng định kỳ. Đối với cán bộ trước khi được đề bạt, bổ nhiệm cần phải được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và có hồ sơ kết quả đánh giá để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của cán bộ trên cương vị mới.

Hai là, xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Tuyển chọn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, chức trách của công việc đặt ra. Việc phát hiện, lựa chọn đúng cán bộ tốt, nhân tài tuỳ thuộc vào việc xây dựng các quy trình, quy chế tuyển chọn cán bộ. Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong việc tuyển chọn cán bộ chủ chốt về kinh tế theo từng chức danh. Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn cán bộ bảo đảm đúng nguyên tắc, khoa học và chặt chẽ.

Ba là, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm và sử dụng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Việc bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm và sử dụng cán bộ phải bảo đảm thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đúng lúc, đúng việc, phù hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã được đào tạo, bảo đảm các yêu cầu, quy định sau:

- Người được bầu vào chức vụ cấp trưởng phải đề xuất được đề án, chương trình công tác trong nhiệm kỳ, cam kết hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh.

- Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, người nào vì công việc công, lý do sức khoẻ, hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn nhiệm. Người không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tuỳ theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.

- Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải thực hiện đúng theo quy trình, văn bản hướng dẫn, quy định của Trung ương và của Tỉnh uỷ Hoà Bình.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc việc điều động và luân chuyển cán bộ

Việc điều động, luân chuyển là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong lãnh đạo, quản lý điều phối cán bộ giữa các sở, các ngành, các huyện của tỉnh nhằm tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng đội ngũ cán bộ.

Khi tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần thống nhất chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Phải xác định rõ mục tiêu điều động, luân chuyển cán bộ. Chỉ thực hiện luân chuyển đối với những cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển, nhằm tạo nguồn cán bộ cho lâu dài.

- Phải căn cứ vào năng lực, sở trường của cán bộ và đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của sở, ban, ngành và huyện để điều động, luân chuyển và bố trí công việc cho cán bộ chủ chốt về kinh tế phù hợp nhằm phát huy được mặt mạnh của cán bộ được điều động, luân chuyển.

- Kết hợp điều động, luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Người được điều động, luân chuyển phải đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tự giác chấp hành quyết định luân chuyển của cấp trên.

- Quy trình điều động, luân chuyển cán bộ phải được chuẩn bị kỹ, thận trọng, chặt chẽ, không làm ồ ạt, hình thức, chạy theo số lượng, phải có nhận xét đánh giá cán bộ trước và sau khi được điều động, luân chuyển.

Năm là, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Xây dựng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần có sự tham gia phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành quản lý nhà nước về kinh tế. Mỗi cơ quan được quy định chức năng cụ thể và được phân cấp quản lý từng

lĩnh vực kinh tế cụ thể. Chính vì có nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện công tác cán bộ về kinh tế cấp tỉnh và công việc trong từng cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế mang tính đặc thù nên việc thực hiện các khâu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế rất phức tạp và rất khó đạt được yêu cầu, nếu không có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan này. Do vậy, Tỉnh cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trực tiếp làm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh như Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Ban tổ chức Huyện uỷ các huyện, Phòng nội vụ các huyện,.. trong đó xác định rõ cơ quan giữ vai trò chính trong phối hợp thực hiện từng nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)