phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm cần thiết đối với người cán bộ chủ chốt. Kinh nghiệm gồm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý điều hành...
2.2.1.2. Các khâu trong công tác cán bộ đối với cán bộ chủ chốt vềkinh tế cấp tỉnh kinh tế cấp tỉnh
Công tác cán bộ là những công việc cụ thể, được tiến hành đồng bộ trên tất cả các khâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, bao gồm: tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động, chính sách, quản lý, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Để đảm bảo đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh “đủ số lượng, mạnh về chất lượng và cơ cấu phải đồng bộ”, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phải được coi trọng ngang tầm với những yêu cầu mới, khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
* Đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ là nhận xét của cấp có thẩm quyền về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu đối với cán bộ tại thời điểm hiện tại và chiều hướng phát triển của cán bộ đó. Nội dung đánh giá cán bộ là mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc đảm nhiệm; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chiều hướng phát triển của cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ là tiền đề quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối tất cả các khâu khác trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng là cơ sở khách quan,
khoa học cho việc lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện đúng chính sách cán bộ, phát huy được nguồn lực cán bộ, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ. Đồng thời khuyến khích cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực công tác để tiến bộ không ngừng. Ngược lại, đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất, làm hỏng người, hỏng việc, gâyảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt về kinh tế, khi thực hiện đánh giá cần nhất thiết phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội mà địa phương hay doanh nghiệp đạt được và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu phẩm chất và năng lực của cán bộ. Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực rất nhạy cảm, với những thước đo đánh giá khác nhau, nếu chỉ lấy một tiêu chí là hiệu quả kinh tế để đánh giá cán bộ chủ chốt về kinh tế sẽ không thể đánh giá đúng năng lực công tác và phẩm chất của người cán bộ đó. Trong quá trình thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, có những lúc người cán bộ phải ưu tiên cho những mục tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế gặp phải những tác động tiêu cực như khủng hoảng hay suy thoái kinh tế toàn cầu... Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế, đôi lúc còn mang lại hiệu quả kinh tế âm. Vì vậy, để đánh giá chính xác đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, bên cạnh tiêu chí hiệu quả kinh tế phải xem xét tiêu chí về hiệu quả xã hội, sự phát triển hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và với xã hội.
* Quy hoạch cán bộ:
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp tạo nguồn để
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian nhất định, bao gồm: lập đề án, thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ rõ rệt với một trình tự hợp lý làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, đề bạt hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh lãnhđạo.
Việc quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển cán bộ theo quy hoạch và công khai quy trình đào tạo, rèn luyện cán bộ, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ rèn luyện, thử thách, sớm tiếp cận với công việc được giao ở cương vị cao hơn, đạt hiệu quả tối ưu.
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có mối quan hệ mật thiết với công tác quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ là căn cứ để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ những kỹ năng cần thiết phục vụ cho yêu cầu của công tác. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, cần chú trọng không chỉ những nội dung về lý luận chính trị, kiến thức về kinh tế liên quan đến công tác quản lý kinh tế mà còn cần phải gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, vừa bồi dưỡng kiến thức cơ bản vừa hướng dẫn kỹ năng thực hành. Ngoài ra, còn liên tục cập nhật những kiến thức mới về quan hệ quốc tế, thương mại quốc tế, hệ thống các văn bản luật quốc tế để cán bộ nắm vững và thực hiện có hiệu quả những hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương, thực hiện các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài,...
* Điều động, luân chuyển cán bộ
Điều động, luân chuyển cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ, là hoạt động chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những vòng khâu có tính lặp lại nhằm đạt tới mục tiêu về lãnh đạo, quản
lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. Luân chuyển cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và quy hoạch cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, trong quy hoạch được rèn luyện, bồi dưỡng toàn diện trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh. Đồng thời, góp phần tăng cường cán bộ cho các địa bàn cần thiết, những nơi có nhu cầu cấp bách; khắc phục tâm lý thỏa mãn, trì trệ, không nỗ lực học tập vươn lên; góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ.
Tuy nhiên, khi thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ, cần xây dựng chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, tình trạng sức khỏe, tâm lý, tuổi tác khác nhau, nên khi thực hiện luân chuyển cán bộ cần chú trọng xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ diện luân chuyển như chế độ nhà công vụ, phụ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần.
* Chính sách đãi ngộ cán bộ
Chính sách đãi ngộ cán bộ bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần, gồm có chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp chức vụ, khu vực, tiền nhà ở, làm thêm giờ, khó khăn; phúc lợi xã hội, bảo hiểm, nhà công vụ; trợ cấp tiền chi phương tiện công tác; bảo hiểm y tế, các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ phép hàng năm; sự tôn vinh khen thưởng công trạng qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.
Hiện nay, do điều kiện còn khó khăn, thu nhập của cán bộ, công chức trong đó có cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sống của bản thân người cán bộ, chưa thực sự trở thành động lực kinh tế thúc đẩy người cán bộ phát huy hết năng lực, hiệu quả làm việc của bản thân. Mặt khác, dưới tác động của kinh tế thị trường, người lao động có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc, mức lương tương xứng với khả năng làm việc của mình. Vì vậy, để lựa chọn, giữ chân người tài, thu hút người tài
làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế hay trong các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh cần có sự thay đổi căn bản trong chính sách đãi ngộ cán bộ. Những chuyên gia kinh tế, những cán bộ tham mưu giỏi cần phải được trả một mức lương và những ưu đãi về tinh thần thỏa đáng để họ có thể chuyên tâm với công việc, tự giác đầu tư thời gian, tiền của, phấn đấu nâng cao trìnhđộ, chất lượng công việc để có thu nhập cao hơn bằng chính sức lao động trí tuệ của mình.
Chính sách đãi ngộ cán bộ xứng đáng còn góp phần chống nạn tham nhũng, làm trong sạch và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
* Tăng cường quản lý cán bộ
Quản lý cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bao trùm trong công tác cán bộ mà hiệu quả của nó có vai trò quyết định đến xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị, nội dung quản lý cán bộ gồm:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ.
- Đánh giá cán bộ.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
- Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiến nại, tố cáo về công tác cán bộ.
Quản lý cán bộ đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
Những quy định trong công tác cán bộ còn là căn cứ để các tổ chức đảng, đảng viên và quần chúng tham gia quản lý và giám sát công tác quản lý cán bộ của cấp có thẩm quyền, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cán bộ, khắc phục được tình trạng tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ.
Như vậy, yêu cầu các khâu trong công tác cán bộ phải được tiến hành đồng bộ, không được coi nhẹ khâu nào, giữa các khâu có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, khâu này là tiền đề, là cơ sở của khâu kia. Điều đó được thể hiện ở các mối quan hệ sau: Không xây dựng được tiêu chuẩn cho các loại cán bộ thì không có cơ sở để đánh giá cán bộ, từ đánh giá đúng cán bộ, mới xây dựng được quy hoạch cán bộ, trên cơ sở quy hoạch cán bộ, sẽ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ; khi đã có đội ngũ cán bộ cần căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhu cầu công tác để xây dựng cán bộ phù hợp với khả năng của từng người, đồng thời phải phân công, phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ.