Xuất phát từ yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập qu ốc tế

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 75 - 77)

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng với

hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra khả năng bù trừ nguồn lực phát triển; đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ. Việt Nam có thể tiếp cận với các nước và trung tâm kinh tế phát triển toàn cầu nhằm thu hút nhiều nguồn lực thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam như vốn, khoa học - công nghệ, chất xám, hàng hóa chất lượng cao,... Ðồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao,... sẽ ngày càng lớn.

Vì vậy, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ để chúng ta mở rộng giao lưu, hợp tác trong công tác đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế. Đó là cơ hội để đào tạo cán bộ quản lý kinh tế theo chuẩn quốc tế, đưa cán bộ ra nước ngoài để trau dồi kiến thức, cũng là cơ hội để tranh thủ về tài chính và chất xám trong quá trình tạo lập một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, đủ bản lĩnh trong nhận thức và xử lý tình huống chính trị, kinh tế - xã hội. Thông qua trao đổi khoa học, nghiên cứu học thuật, đào tạo và giáo dục, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách kinh tế và quản trị nền kinh tế. Việt Nam có thể học hỏi nhiều lý luận, học thuyết phát triển, quản trị xã hội để quản trị sự phát triển của Việt Nam theo mục tiêu đã lựa chọn. Đội ngũ lãnhđạo cũng có cơ hội nâng cao năng lực, củng cố tri thức khoa học quản lý, tránh chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn diện đời sống toàn cầu. Chính toàn cầu hoá sẽ

đòi hỏi ở công chức nước ta những phẩm chất, năng lực để có thể xử lý công việc trong điều kiện thế giới phát triển mạnh mẽ và hết sức phức tạp.

Mặt khác toàn cầu hoá kinh tế cũng đem lại nhiều thách thức cho chúng ta. Trước tiên đó là hệ giá trị xã hội bị đảo lộn, giao thoa văn hoá diễn ra mạnh mẽ, nó sẽ tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của người cán bộ nói riêng và người dân nói chung; đó là nguy cơ tụt hậu về trình độ và khả năng của cán bộ quản lý kinh tế trong nước so với thế giới; là sự chảy máu chất xám trong lĩnh vực quản lý nhà nước khi có nhiều cán bộ quản lý kinh tế giỏi, có kỹ năng quản lý hiện đại bỏ việc ra làm cho các công ty, tổ chức kinh tế nước ngoài với lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn.

Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nói chung và và cán bộ chủ chốt về kinh tế nói riêng cần đáp ứng những yêu cầu cao hơn nữa của thời đại. Đó là phải có trình độ hiểu biết về thế giới hiện đại, về quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức mới; có trìnhđộ ngoại ngữ; có khả năng giao tiếp và quan hệ ngoại giao với bè bạn quốc tế, có khả năng tiếp cận và sử dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động quản lý kinh tế...

2.2.2.5. Yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tếcp tnh Hòa Bình thi k hi nhp quc tế

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)