Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh t ế cấp tỉnhở Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 137 - 139)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

3.2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh t ế cấp tỉnhở Hòa Bình

Bên cạnh những mặt ưu điểm và trưởng thành nêu trên, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình còn bộc lộ một số mặt hạn chế:

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhìn chung chưa đồng bộ và còn có những mặt bất cập, như về giới tính, tỷ lệ nữ còn thấp, nhất là ở các sở; đặc biệt là cơ cấu độ tuổi chưa hợp lý, còn có sự chênh lệch và mất cân đối lớn giữa các thế hệ cán bộ. Tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ hiện nay còn cao, không bảo đảm được tính liên tục, kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường và trước yêu cầu phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng cao... cần phải có một đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, được đào tạo cơ bản, tiếp thu và thích ứng nhanh nhạy với cái mới, công nghệ tiên tiến.

- Việc lãnhđạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số cấpủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm công tác cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Chính sách, môi trường làm việc của cán bộ chưa thực sự tạo động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ chủ chốt. Vẫn còn tình trạng vừa bao biện, vừa làm thay, vừa buông lỏng, chồng chéo, sự vụ; vừa không rõ trách nhiệm của các cấpủy trong việc thực hiện công tác cán bộ, vừa làm hạn chế vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân người đứng đầu,...

- Sự nghiệp đổi mới, trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế mở rộng giao lưu hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi khắt khe và phức tạp, trong khi đó, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học của không ít cán bộ chủ chốt về kinh tế còn hẫng hụt và bất cập. Những mặt hạn chế này đang là những khó khăn và thách thức rất lớn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trước yêu cầu của thời kỳhội nhập quốc tế.

- Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và pháp luật theo cơ chế mới cho cán bộ chưa theo kịp yêu cầu hội nhập và phát triển. Do đó, trong lãnh đạo, quản lý, điều hành có một số mặt còn bất cập, đặc biệtở những lĩnh vực trọng điểm, như: quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường, những vấn đề dân sinh bức xúc...

- Năng lực tư duy, sáng tạo, đặc biệt là tư duy kinh tế, năng lực quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, quản lý nhà nước của một bộ phận cán bộ chủ chốt về kinh tế còn hạn chế. Không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ngại học tập, khả năng tư duy, cách nghĩ và phương pháp làm việc chậm được đổi mới, còn biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, duy ý chí và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, không theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

- Một bộ phận cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh còn hạn chế về trình độ, kiến thức, năng lực công tác. Có biểu hiện thoái hoá tư tưởng, đạo đức, lối

sống, tệ quan liêu, tham nhũng ở một bộ phận cán bộ chủ chốt chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tình trạng cán bộ chủ chốt chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, lười học tập nghiên cứu vẫn tiếp tục xảy ra và tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị, nhưng chưa có biện pháp khắc phục kịp thời.

3.2.3.3. Nhng vấn đề đặt ra đối vi thc hin các khâu trong xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)