Những kết quả chủ yếu

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 134 - 137)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

3.2.3.1. Những kết quả chủ yếu

Một là, việc xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã đạt được những thành công ban đầu.

Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình có bước chuyển quan trọng. Tỉnh ủy đã từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát hiện cán bộ có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt cho quy hoạch cán bộ. Các cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ thực tiễn; các cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, gia đình cách mạng, gia đình có công với cách mạng; cán bộ nữ; cán bộ dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,... là những đối tượng được tỉnh chú trọng bồi dưỡng đào tạo và đưa vào quy hoạch. Đồng thời, tỉnh cũng rất chú ý tới sự liên tục, kế tiếp của các thế hệ cán bộ trong xây dựng quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá đã và đang xảy raởtỉnh Hòa Bình. Các khâu trong công tác cán bộ từ đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ đến nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ được gắn kết chặt chẽ trong xây dựng quy hoạch cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnhở Hòa Bình.

Các cấp ủy đảng đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nói riêng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các khâu, các bước trong công tác quy hoạch cán bộ, đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở”. Điều đó đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy cán bộ phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo sự chủ động trong công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ, đặc biệt là trong việc xây dựng phương án nhân sự Đại hội Đảng, nhân sự Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

Hai là, việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm bố trí sử dụng đúng cán bộ công chức ở vị trí khác nhau, theo đó hầu hết các cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã phát huy được năng lực, sở trường và chuyên môn đào tạo của mình.

Tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương về công tác cán bộ nói chung và công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; đề ra các chủ trương, định hướng đúng đắn, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế về công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ. Kết quả là đã từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; bổ nhiệm cán bộ đúng với năng lực, sở trường của cán bộ và nhu cầu của địa phương, cơ quan, đơn vị; luân chuyển cán bộ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận lâu dài.

Ba là, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao mặt bằng trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được nâng lên rõ rệt, bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng hơn. Tỉnh chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cả về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Các cấp ủy đã quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ xuất thân từ thành phần công nhân, nông dân, gia đình có công với cách mạng, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ nhằm chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Đồng thời coi trọng việc đánh giá kết quả học tập, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Bốn là, mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ với công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ được đảm bảo về cơ bản. Công tác quy hoạch thúc đẩy công tác luân chuyển, tạo nguồn cho công tác luân chuyển cán bộ. Đánh giá để đưa vào quy hoạch đã cơ bản được công khai, minh bạch, có tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, tạo tâm lý phấn khởi, sự đồng tình của cán bộ, đảng viên và đối tượng được đưa vào quy hoạch. Cán bộ được luân chuyển phải trong quy hoạch để tạo nguồn.

Năm là, công tác xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ đã đảm bảo tạo động lực về vật chất và tinh thần đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh yên tâm, phấn khởi, gắn bó, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tỉnh Hòa Bình đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định về chính sách cán bộ như chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển; chính sách cán bộ đi học; chính sách thu hút nhân tài về công tác tại địa phương, chính sách chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, điều dưỡng...

Sáu là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thực hiện tương đối đồng bộ các khâu nên tạo sự chuyển biến tích cực.Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được nâng cao về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý nhà nước và năng lực thực tiễn. Cơ cấu đội ngũ cán bộ cơ bản phù hợp với yêu cầu, từng bước thích ứng với cơ chế thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tạo sự chủ động, năng động tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành.

Tóm lại, từ kết quả tổng hợp của quá trình xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình thời gian qua đã tạo được đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh vững vàng về chính trị, nắm vững, thực hiện và vận dụng tốt, đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về đường lối phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh cao liên

tục hơn 10 năm qua với hai con số (biểu 3.1). Đồng thời tạo tác động lan tỏa tích cực các lĩnh vực của đời sống xã hộitrên địa bàn tỉnh miền núi Hòa Bình. Những kết quả trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời gian qua, đã tác động lớn đến việc triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình nhìn chung có bản lĩnh chính trị vững vàng; giữ gìn được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và năng lực quản lý ngày càngđược nâng lên, từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị tạo được sự chuyển biến mạnh, toàn diện, đồng đều trên các lĩnh vực vàở các đơn vị trong tỉnh.

3.2.3.2. Nhng vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ ch cht v kinhtế cp tnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)