Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 166 - 168)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4.2.4.2.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

4.2.4.2.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Thứ nhất, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải được nghiên cứu soạn thảo công phu, khoa học trên cơ sở mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thông tin và những kiến thức mới tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và đòi hỏi của nền kinh tế. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu của từng chức danh, từng vị trí công tác và trìnhđộ của cán bộchủ chốtvề kinh tế cấp tỉnh.

Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong 5 năm tới phù hợp với yêu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong đó cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế theo yêu cầu công vụ của từng đối tượng công chức; trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm và cho các đối tượng công chức lãnhđạo các cấp đương chức; đặc biệt là phải thường xuyênđào tạo,đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường hiện đại, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và luật pháp, thông lệ quốc tế để tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp, hiệu quả.Trong từng nội dung đào tạo cần bổ sung mục vận dụng vào thực tế công việc của công chức để họ tự học hỏi, rèn luyện năng lực thực tiễn và hình thành phương pháp làm việc của mỗi công chức một cách có hiệu quả nhất.

Thứ hai, đa dạng hóa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu đào tạo. Chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo có đào tạo theo ngạch, đào tạo cụ thể, đào tạo trước khi bổ nhiệm. Chương trình đào tạo trong công việc tại cơ quan; đào tạo động lực thúc đẩy và đạo đức nghề nghiệp. Chương trình đào tạo đặc biệt, gồm: chương trình hợp tác của Chính phủ đối với đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc các cơ sở đào tạo của tư nhân; chương trìnhđào tạo từ xa qua mạng. Thực hiện chương trình này, theo kinh nghiệm của các nước phải tuyển học viên giỏi, có triển vọng. Chương trình đào tạo từ xa được chú ý cả lý luận và thực tiễn. Đó là các chủ trương, chính sách của nhà nước, thực tiễn ở địa phương, từng ngành và cơ sở. Việc xây dựng chương trình bài giảng đều lấy ý kiến tham gia của địa phương và cơ quan.

Thứ ba, từng bước đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng: tiếp tục duy trì các hình thức đào tạo đã có như đào tạo tập trung, tại chức, từ xa,… nhằm tận dụng tối đa khả năng đào tạo, và nhu cầu học tập của công chức nhưng phải trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã có đồng thời việc học phải được phân loại cụ thể (theo hệ học, thời gian, ngành nghề học) để làm căn cứ bố trí, sử dụng công chức cho phù hợp. Khuyến khích phương thức tự rèn luyện và tự học trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Nghiên cứu để rút ngắn thời gian học tập của các lớp chính quy hiện nay ở các trường Đảng, trường quản lý,... và thay thế vào đó là tăng thời lượng đi thực tế để viết báo cáo chuyên đề, coi đó như một môn học quan trọng thể hiện khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống đa dạng của nhiều địa phương, cơ sở. Tăng cường phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo, viện, trường để đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa đào tạo chính quy tập trung với đào tạo tại chức, giữa ngắn hạn với dài hạn, giữa trong nước và ngoài nước, giữa đào tạo ở trường lớp với đào tạo qua thực tiễn. Trong đó, chú trọng hình thức đào tạo chính quy tập trung; mở rộng hình thức cử tuyển đối với một số lĩnh vực và đối tượng thật sự có nhu cầu ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ tư, tăng cường mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bám sát yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực, xây dựng chính sách, tổ chức, điều hành nền hành chính và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 166 - 168)