Kinh nghiệm của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 81 - 88)

Thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, Nghị quyết TƯ 3 (khóa VIII) về công tác cán bộ, thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn các sở, ban, ngành, quận, huyện lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Kết quả cho thấy, công tác cán bộ của Thành phố Hà Nội có những bước tiến đáng kể; đội ngũ cán bộ ngày càng có nhiều đóng góp vào thành tựu đổi mới và phát triển của Thủ đô.

* Thực hiện đồng bộ, hiệu quả, chất lượng chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ

Hà Nội là một trong số ít các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ, được Trung ương đánh giá cao. Từ năm 2002, thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ và Thông báo 127 của Bộ Chính trị (khóa IX và khóa X), Hà Nội có 531 cán bộ lãnh đạo, quản lý được Ban Thường vụ Thành ủy quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; các quận, huyệnủy, thị ủy thực hiện luân chuyển, điều động 636 cán bộ.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội tiếp tục xác định, công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ là việc làm vừa cần thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Ngày 25-12-2008, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 11-KH/TU về công tác luân chuyển, điều động cán bộ để tăng cường cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006- 2010) và lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011-2015) cũng đã lựa chọn công tác cán bộ là một trong hai khâu đột phá nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tập trung trí lực, vật lực để thực hiện.

Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng đội ngũ và chăm lo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng bộ thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng việc chăm lo, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện sự nghiệp phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị- hành chính của quốc gia, là “trái tim của cả nước”. Chú trọng đổi mới đồng bộ công tác cán bộ, nhất là đổi mới tư duy, cách làm trong từng khâu, từng phần việc, Hà Nội đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới. Từ đó, việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, bài bản, gắn với đánh giá, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Các đợt điều động, luân chuyển cán bộ quản lý ở Hà Nội đều đạt kết quả tốt: Cán bộ trưởng thành trong công tác; các khâu yếu trong công tác cán bộ ở sở, ban, ngành, quận,

huyện được bổ sung, củng cố; tuyệt đại đa số cán bộ được điều động, luân chuyển phát huy được khả năng của mình; tăng cường thêm sức mạnh cho cấpủy, chính quyền cơ sở…

Chất lượng cán bộ là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu của công tác cán bộ, trong đó điều động, luân chuyển cán bộ là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện việc luân chuyển cán bộ là không dễ dàng. Về mặt tâm lý, cán bộ được luân chuyển, điều động không tránh khỏi suy nghĩ e ngại, băn khoăn khi phải rời khỏi môi trường công tác quen thuộc cùng sự thành thạo nhất định trong công việc được giao, bên cạnh đó là những mối quan hệ xã hội cùng nhu cầu cá nhân đã được xây dựng và định hình… Bên cạnh đó không phải không có những “địa chỉ”, những con người cụ thể vì tư tưởng cục bộ, khép kín, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín của cán bộ được điều động tới công tác hoặc lợi dụng việc luân chuyển cán bộ để “đẩy” những người thẳng thắn, có năng lực nhưng không thuộc ê kíp, làm việc không hợp với mình hoặc có mâu thuẫn với mìnhđi nơi khác…

Nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ, tạo sự thống nhất từ nhận thức tới quá trình thực hiện, Thành ủy Hà Nội đã quán triệt đến các cấpủy Đảng, cơ quan, đơn vị, lãnhđạo các cơ quan, đơn vị sự cấp thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác luân chuyển cán bộ. Xuất phát từ thực tế của thành phố Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính cũng cho thấy, trong quá trình sắp xếp tổ chức, dù số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Hà Nội sau khi hợp nhất là khá đông song chưa phải là mạnh, một số vị trí còn thiếu kinh nghiệm thực tế khi chưa đảm đương những vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở quận, huyện, thị xã; một số khác khi phân công nhiệm vụ chưa phù hợp với năng lực chuyên môn nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì lẽ đó mà một số địa phương, đơn vị, sở, ban, ngành chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch cán bộ vì không tạo được nguồn cán bộ kế cận, xuất hiện tình trạng hụt hẫng, bị động và trì trệ trong công tác cán bộ…

Từ năm 2009, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện 3 đợt luân chuyển cán bộ với 57 cán bộ được luân chuyển, điều động về nhận công tác tại 29/29 quận, huyện, thị và 6 cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và cơ quan trung ương; năm 2010 tiếp tục luân chuyển, điều động 6 cán bộ về công tác tại quận, huyện và sở, ban, ngành thành phố. Sau 5 năm thực hiện Kế hoạch 11 (2009 - 2013), đã có 118 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được luân chuyển, điều động từ khối các cơ quan Đảng, đoàn thể sang chính quyền và ngược lại; từ các sở, ban, ngành thành phố về công tác tại các quận, huyện, thị xã và ngược lại. Năm 2014, có 15 cán bộ được luân chuyển, điều động công tác, trong đó, 8 người được luân chuyển về làm phó bí thư các quận, huyện ủy, 2 người làm phó bí thư hai đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy, 5 người làm phó các sở, ban, ngành thành phố.

Các đợt điều động, luân chuyển cán bộ ở Hà Nội đều theo hướng: Nhữngngười có khả năng phát triển, được luân chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho quy hoạch cán bộ; những người có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn sâuđược phân công phụ trách những lĩnh vực phù hợp; những người có năng lực, trìnhđộ không phù hợp với công việc đang được phân công cũng được điều chuyển làm công việc khác; đối với cán bộ luân chuyển, đây cũng là điều kiện để có bước trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện, nâng cao nhận thức và có phương pháp lãnh đạo toàn diện; đối với các ngành, đơn vị, địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu về “chuẩn hóa” đội ngũ cán bộ chủ chốt; góp phần tích cực ổn định nội bộ; khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ hoặc đặt cán bộ vào những vị trí chưa đúng sở trường, năng lực; và quan trọng hơn là tạo ra được động lực tu dưỡng, phấn đấuở từng cương vị công tác, từng vị trí công việc được giao…

Thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã góp phần tích cực thúc đẩy hiệu quả công việc cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và của từng ngành, đơn vị, địa phương; qua đó thực hiện chính xác, khách quan hơn trong đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.

* Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Giai đoạn 2005- 2010, thành phố Hà Nội đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được nhiều lớp cán bộ, công chức nguồn. Trong đó có thể kể đến 3 khóa đào tạo giám đốc và nguồn giám đốc; 7 lớp cán bộ đảng, đoàn thể, 11 lớp nguồn cán bộ, công chức sở, ban, ngành, quận, huyện và xã phường, thị trấn; 14 lớp đào tạo tiền công vụ. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Hà Nội mới chỉ mang tính chất đáp ứng yêu cầu trước mắt, thành phố chưa có kế hoạch tổng thể. Tính chất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn đơn lẻ, thiếu chiều sâu, bài bản. Các khâu quy hoạch, tuyển sinh, đào tạo và sau đào tạo chưa được gắn kết. Đối tượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng còn thiên về khối quản lý nhà nước.

Trước những yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Thành ủy Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình 01- CTr/TU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền, chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015”. Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng và triển khai Đề án đào tạo 1.000 cán bộ, công chức nguồn của thành phố giai đoạn 2011-2020. Đề án nhằm chuẩn hóa, chủ động bổ sung và tạo nguồn cán bộ, công chức chất lượng cao cho cả hệ thống chính trị thành phố trước mắt và lâu dài.

Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo công tác tuyển chọn “đầu vào” từ dưới cơ sở. Đối tượng tuyển chọn chiêu sinh phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ, độ tuổi như thí sinh tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy từ loại khá trở lên, có trìnhđộ ngoại ngữ, tin học, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, tiến sĩ… Phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn có nhiều đổi mới, giúp cho học viên khi tốt nghiệp có kiến thức nghề nghiệp, năng lực thực tiễn cần thiết, có thể tiếp nhận ngay và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các học viên lớp cán bộ nguồn được đào tạo kỹ năng xử lý tình

huống, kỹ năng giải quyết vấn đề. Trực tiếp một số bí thư quận, huyện ủy đứng lớp để trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn các học viên. Học viên lớp cán bộ nguồn được đào tạo tập trung từ 16 đến 24 tháng, sau đó về công tác 2 năm tại cơ sở. Đặc biệt, các học viên được tạo điều kiện thuận lợi về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ tiền ăn, bố trí chỗ ở (nếu học viênở xa) và hưởng mức lương hằng tháng tương đương mức lương công chức tập sự. Trong 2 năm rèn luyện ở cơ sở, học viên được ký hợp đồng lao động và tuyển dụng chính thức sau 1 năm công tác, được hưởng lương, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và phụ cấp đặc thù đi cơ sở.

Từ năm 2011 đến nay, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức 8 lớp cán bộ nguồn gồm 5 lớp cán bộ nguồn cho các ban đảng và 3 lớp cán bộ nguồn cơ sở, với tổng số khoảng 800 học viên. Cuối năm 2013, 2 lớp cán bộ nguồn ngành kiểm tra và tuyên giáo đã hoàn thành chương trình học tập trung. Gần 200 học viên sau đó đãđược phân công về làm việc tại các xã, phường, thị trấn.

Đề án đào tạo 1.000 cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội đã nâng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lên một bước; đem lại sự đổi mới toàn diện ở tất cả các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời với cá nhân các đối tượng được lựa chọn, họ không chỉ được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới mà còn yên tâm về chế độ đãi ngộ, yên tâm về “đầu ra” trong tương lai.

* Chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là một trong số những địa phương đi đầu trong công tác thu hút nhân tài. Trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô là công tác trọng tâm luôn được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm.Triển khai Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết số 29/2002/NQ- HĐND về thu hút nhân tài, trong giai đoạn 2003- 2013, đã có 223 tài năng trẻ, trong đó có 103 thủ khoa xuất sắc, 27 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, 25 văn nghệ sĩ và 69 vận động viên xuất sắc đoạt giải cao trong

các kỳ thi quốc gia, quốc tế về công tác tại các sở, ban ngành của thành phố. Phần lớn trong số này đã phát huy năng lực sở trường, nhất là lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục và có người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp phòng.

Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành các quy chế ưu tiên kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô; thu hút sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ năm 2005 đến nay, 1,25 tỷ đồng được trích từ ngân sách Thành phố để hỗ trợ 125 cán bộ công chức đào tạo sau Đại học trong nước và 2 tỷ đồng hỗ trợ 45 đồng chí đào tạo, bồi dưỡngở nước ngoài; 18 thủ khoa xuất sắc được hỗ trợ kinh phí đào tạo sau Đại học.

Tuy nhiên, so với tầm vóc và tiềm năng phát triển của thủ đô Hà Nội, chính sách thu hút tài năng trẻ về làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố những năm qua hiệu quả chưa cao. Tính bình quân, số người được tuyển mới đạt xấp xỉ 10% so với số lượng thủ khoa xuất sắc được thành phố tuyên dương. Mặt khác, số người được thu hút, tuyển dụng mới thường tập trung ở khối văn hóa, thể thao, trong khi đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm như khoa học, công nghệ, quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị, di sản văn hóa, công nghệ thông tin đang rất cần những người có trình độ chuyên môn cao thì thành phố lại chưa thu hút được.

Ngày 02/7/2013, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về ban hành chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Đối tượng thu hút của chính sách trọng dụng nhân tài của thành phố được xác định là những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, công tác và lao động, như tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành thành phố đang có nhu cầu; tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô; giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi,

sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế… Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II; vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giới.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)