Dân số nông thôn Ngàn người 659,4 646,1 640,5 645,6 645,4 633,

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 104)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình [56].

Theo số liệu điều tra, cộng đồng dân tộc Hoà Bình có khoảng 30 dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có số dân đông nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày,

Dao, H'mông. Dân tộc Mường chiếm 60,3% dân số toàn tỉnh, tập trung ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong, các huyện khác và thành phố Hoà Bình đều có dân tộc Mường sinh sống song tỷ lệ ít. Dân tộc Kinh chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh, tập trung đông nhất ở thành phố Hoà Bình (chiếm 80,8% dân số thành phố), huyện Lạc Thuỷ (chiếm 62,8% dân số huyện Lạc Thuỷ). Ngoài ra còn có dân tộc Thái chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh, dân tộc Dao chiếm 1,57% dân số toàn tỉnh, dân tộc H'mông chiếm 0,45% dân số toàn tỉnh, và các dân tộc khác (Hoa, Nùng, Thổ, Sán Cháy...) chiếm khoảng 0,09% dân số toàn tỉnh.

* Phân bố dân cư:

Là tỉnh miền núi nhưng mật độ dân số Hoà Bình khá cao, trung bình 171 người/km2 năm 2009, tăng lên 176 người/km2 năm 2012. Trên địa bàn tỉnh, địa phương có mật độ dân số cao nhất là thành phố Hoà Bình 669 người/km2 (tính riêng các phường nội thị khoảng 1.200 người/km2), địa phương có mật độ dân số thưa nhất là huyện vùng cao Đà Bắc 65 người/km2, các huyện lớn và đông dân như Kim Bôi 210,8 người/km2, Lạc Sơn 233,5 người/km2(số liệu năm 2008). Sự phân bố dân cư giữa khu vực thành thị (các phường nội thị thành phố Hoà Bình, các thị trấn trung tâm huyện lỵ) với khu vực nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực thành thị có mật độ dân cư cao trong khi đó khu vực nông thôn mà đặc biệt là vùng núi cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn dân cư ít, phân tán. Điều này dẫn đến những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ở những huyện vùng cao, đòi hỏi những chính sách kinh tế - xã hội cần chú trọng tới sự khác biệt vùng miền, cơ cấu nguồn lực của mỗi vùng miền nhằm khai thác tối đa lợi thế của các địa phương này. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần phải thường xuyên được điều động, luân chuyển về các huyện khó khăn nhằm tăng cường cán bộ cho các huyện và nắm bắt rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh, là cơ sở để ban hành và tổ chức thực hiện một cách

có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng.

* Nguồn nhân lực

Trong thời gian gần đây, lao động khu vực nông lâm thủy tỉnh Hòa Bình vẫn tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên trong cơ cấu lao động tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản đã giảm, những vẫn còn khá cao, là 78,1% năm 2008 và còn 73,9% năm 2010.

Giai đoạn 2011 - 2013, cơ cấu lao động của Hòa Bình đã có sự chuyển dịch mạnh do tỉnh chủ động và tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,4% năm 2011 xuống còn 66,8% năm 2013. Lao động trong khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp vẫn còn rất thấp, chiếm 33,2% năm 2013.

Bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 số người có việc làm mới trong năm khoảng 16.200 người, lao động xuất khẩu 1.350 người và số lao động được đào tạo trong năm 8.400 người. Năm 2011 tạo việc làm cho 16.250 lao động, năm 2012 khoảng 15.300 lao động, năm 2013 15.500 lao động.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh tăng từ 11% năm 2006 lên 18% năm 2008 và 25% năm 2010. Năm 2011 đã đào tạo nghề cho 17.600 người, năm 2012 khoảng 17.000 người và năm 2013 đạt trên 18.000 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 29% và năm 2013 đạt 37%.

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm từ 4,97% năm 2005 xuống 4,4% năm 2010 và 4,0% năm 2013. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 81% năm 2005 lên 84% năm 2010 và đạt xấp xỉ 87% năm 2013.

Bng 3.4: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hòa Bình Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2006- 2013 (%)

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)