Tiêu chuẩn hoá cán bộ

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 60)

Tiêu chuẩn cán bộ là những quy định mang tính chuẩn mực của Nhà nước hoặc tổ chức làm căn cứ cho việc so sánh, đánh giá cán bộ chủ chốt. Tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt về kinh tế thực chất là những quy định về trình

độ, năng lực tổ chức, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất, đạo đức và các tiêu chuẩn cần thiết khác mà người cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần có để quản lý vàđiều hành tổ chức và doanh nghiệp có hiệu quả.

Trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan quản lý đều căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ. Ở một mức độ nhất định có thể coi tiêu chuẩn cán bộ là nền móng để tạo nên và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ cơ bản tương đối ổn định, nhưng có thể thay đổi và cần thiết phải thay đổi khi yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế làm thay đổi nội dung và chất lượng hoạt động công vụ. Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế trong bối cảnh hiện nay đặt ra sự cần thiết phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cán bộ.

Tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh không những phải đáp ứng các yêu cầu chung đối với đội ngũ cán bộ mà còn phải có những yêu cầu riêng phù hợp với lĩnh vực công tác.

* Tiêu chuẩn chung:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Ngoài yêu cầu chung nói trên, cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là những cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp cấp tỉnh, thực hiện những chức năng khác nhau, có những đặc trưng và yêu cầu riêng, cần thiết phải có những tiêu chuẩn cụ thể. Có thể khái quát những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với nghề quản lý ở hai mặt: phẩm chất và năng lực.

* Tiêu chuẩn về phẩm chất

Phẩm chất của cán bộ chủ chốt về kinh tế bao gồm: phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức

- Về phẩm chất chính trị:

+ Trước hết, sự biểu hiện cao nhất, tập trung nhất về phẩm chất chính trị của từng cán bộ chủ chốt về kinh tế hiện nay là phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có lòng tự hào và tự tôn dân tộc, phải nắm vững và quán triệt được quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm đổi mới của Đảng ta. Ở từng cấp quản lý trong doanh nghiệp phải biết cụ thể hóa đường lối, quan điểm và nội dung quản lý, biểu hiện ở việc làm, kết quả cống hiến vào sự phát triển của doanh nghiệp trong sự phát triển chung của đất nước.

+ Khi xem xét đánh giá phẩm chất chính trị của từng cán bộ chủ chốt về kinh tế phải dựa vào việc xem xét người đó đã tìm tòi,đã cống hiến được gì vào sự phát triển của doanh nghiệp, của địa phương, của ngành và cả nước, vào việc bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Đây chính là tiêu thức cơ bản nhất để đánh giá cán bộ.

+ Yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị của mỗi cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần phải có là:

 Có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong công việc được giao. Có ý chí và có khả năng làm giàu cho doanh nghiệp và bản thân. Thíchứng với sự thay đổi của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, năng động, sáng tạo trong công việc, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

 Có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị.

 Biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức chính trị của mọi người, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người cùng tham gia.

- Về phẩm chất đạo đức:

Phẩm chất đạo đức là cái gốc của người cán bộ chủ chốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là người đại diện cho ngành và doanh nghiệp, lãnh đạo quản lý tập thể cán bộ công nhân viên chức. Do đó, đòi hỏi người cán bộ chủ chốt phải có đạo đức để xã hội, nhân dân tin tưởng, thể hiện các tiêu chí:

+ Trước hết, người cán bộ lãnh đạo, quản lý với tư cách là một công dân, phải sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức một công dân, phải lấy việc gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản. + Yêu cầu đặc thù của cán bộ chủ chốt về kinh tế là phải quản lý một tập thể con người, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải biết chăm lo đến con người, tập thể, cộng đồng, biểu hiện qua việc làm phải công bằng, công tâm, khách quan, có văn hóa, tôn trọng con người, có đạo đức trong kinh doanh.

+ Là tấm gương cho người dưới quyền và người lao động trực tiếp noi theo. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ chủ chốt về kinh tế phải là người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, không tham nhũng, không cơ hội, không vụ lợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền hạn và trách nhiệm. Có ý thức tổ chức kỷ luật, được quần chúng tín nhiệm.

* Tiêu chuẩn về năng lực:

Năng lực của cán bộ chủ chốt về kinh tế là khả năng hoàn thành có kết quả một loạt hoạt động trong việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực bao gồm năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý.

- Năng lực chuyên môn:

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, lĩnh vực chuyên môn có sự thay đổi lớn và cũng đặt ra đòi hỏi rất cao về kiến thức chuyên môn.

+ Trước hết, cán bộ chủ chốt về kinh tế phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý, biết sử dụng và tập hợp các chuyên gia

giỏi, các cán bộ chuyên môn dưới quyền, giao đúng việc và tạo điều kiện cho mọi người phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ và lợi ích chung của đơn vị. Có ba loại kiến thức mà cán bộ chủ chốt cần phải tích lũy trong suốt thời gian làm việc là: kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn hẹp và kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống xảy ra. Kiến thức cơ bản làm nền tảng cho chuyên môn của cán bộ chủ chốt. Kiến thức chuyên môn hẹp là những kiến thức cần thiết phải có để thực hiện công việc, nếu không có đầy đủ kiến thức chuyên môn hẹp thì cán bộ chủ chốt khó có thể thực hiện tốt công việc của mình. Những kiến thức cần thiết để cán bộ chủ chốt xử lý các tình huống xảy ra là kiến thức cần phải có liên quan đến công việc mà cán bộ chủ chốt đang đảm nhận để xử lý tình huống một cách tốt đẹp, có tình, có lý. Đồng thời, cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về quan hệ, giao tiếp, văn hóa, về đặc điểm tổ chức của địa phương nơi họ công tác... Có như thế cán bộ chủ chốt mới thực hiện công việc và xử lý các tình huống xảy ra một cách hiệu quả.

+ Phải có kiến thức kinh tế thị trường, luật pháp và thông lệ quốc tế, kiến thức về khoa học công nghệ, nắm vững bản chất và cơ chế vận động của quy luật thị trường và xu hướng vận động, phát triển để ứng xử, lựa chọn các phương án chính sách một cách hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu; sử dụng công cụ điều tiết kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành doanh nghiệp; tận dụng cơ hội và lợi ích của quá trình hội nhập quốc tế nhằm phát triển kinh tế cho địa phương mình dựa trên lợi thế của địa phương.

+ Phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, hoạt động theo nguyên tắc của thị trường như mọi nghề khác. Trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý điều hành doanh nghiệp phải xuất phát từ thực tiễn địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội để tìm lời giải, biện pháp cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng lực tổ chức quản lý:

Cán bộ chủ chốt về kinh tế là những người trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của từng đơn vị. Do đó, yêu cầu đặt ra cho từng cán bộ quản lý là

những yêu cầu mang tính cụ thể, thiết thực bao gồm: năng lực phân tích các tình huống; năng lực quyết sách và giải quyết các vấn đề thực tiễn; năng lực tổ chức và chỉ huy; năng lực liên kết phối hợp hành động.

+ Là người có trình độ văn hóa trong giao tiếp, có sức khỏe và đủ năng lực chuyên môn, phảnứng nhanh nhạy, linh hoạt, có tầm nhìn và có khả năng hoạch định chính sách phát triển kinh tế của địa phương, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn; biết quan sát nắm bắt được các nhiệm vụ từ tổng thể tới từng chi tiết để quản lý, điều hành đơn vị hoạt động đồng bộ và có hiệu quả.

+ Là người bình tĩnh, tự tin, tự chủ, quyết đoán trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc theo kế hoạch. Có năng lực tham gia vào các quyết định tập thể và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của bản thân.

+ Là người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết dồn đúng tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi cho đơn vị, chịu được áp lực của công việc và của dư luận xã hội.

+ Là người có tác phong đúng mực, có thái độ chân thành, cởi mở; đồng thời hướng cho cấp dưới tác phong cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. Biết sử dụng đúng tài năng từng người, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các quan hệ trong và ngoài đơn vị.

+ Tính chuyên nghiệp của cán bộ chủ chốt thể hiện cách làm việc bài bản, thông suốt theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo, có kỹ năng theo quy trình đã được xác định và đạt hiệu quả cao. Cán bộ chủ chốt làm việc có tính chuyên nghiệp thể hiện sự am hiểu, có kiến thức, chứng tỏ kỹ năng làm việc tốt và có thái độ chuẩn mực đối với công việc của mình.

+ Kỹ năng xây dựng quy trình công việc. Công việc cần được chia thành các phần việc nhỏ khác nhau và được sắp xếp tiến hành theo trình tự cần thiết nhất định. Để tổ chức triển khai một chương trình phát triển kinh tế

của địa phương, cần thiết phải đưa ra tất cả các phần việc theo trình tự từ xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công công việc, ra quyết định, dự trù kinh phí và các nguồn lực thực hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, tổng kết và rút ra bài học thực tiễn cho những chương trình sau. Tất cả các phần việc cần được chia nhỏ và xác định cụ thể làm như thế nào để cán bộ chủ chốt có thể đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sáttheo những yêu cầu đặt ra.

+ Kỹ năng xây dựng môi trường làm việc hiệu quả gồm cách thức lãnh đạo, quản lý, thái độ làm việc, tình trạng sức khỏe, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt đều là những yếu tố có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của nhân viên dưới quyền.

+ Ngoài những yêu cầu nêu trên, trong quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi cán bộ chủ chốt về kinh tế còn có yêu cầu cụ thể riêng về độ tuổi, chuyên môn được đào tạo, trình độ về ngoại ngữ, vi tính, hiểu biết về quá trình hội nhập quốc tế, những kiến thức về kinh tế quốc tế.

* Tiêu chuẩn về sức khoẻ, độ tuổi, kinh nghiệm công tác

Cán bộ chủ chốt về kinh tế phải là người có sức khoẻ tốt để đáp ứng được công việc. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, cán bộ chủ chốt về kinh tế làm việc với cường độ cao, do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý kinh doanh phải có sức khoẻ tốt mới thực hiện tốt được công việc của mình.

Về độ tuổi của cán bộ chủ chốt phải phù hợp với công việc. Cán bộ không nên quá trẻ, vì cán bộ còn trẻ thì thiếu kinh nghiệm, thiếu chín chắn trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và trong quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh; cán bộ cũng không nên quá lớn tuổi, vì người lớn tuổi thường kém năng động, chậm chạp, thiếu mạnh dạn quyết đoán các phương án phát triển kinh tế và phương án kinh doanh táo bạo, làm mất thời cơ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của ngành.

- Dựa vào yêu cầu, đặc điểm của địa phương: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức cần dựa vào các đặc điểm, đặc thù của đối tượng quản lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng tỉnh để xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cho phù hợp.

- Dựa vào xu hướng phát triển khoa học công nghệ: Khi xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức QLNN về kinh tế phải căn cứ vào xu hướng phát triển của khoa học công nghệ để xác định các tiêu chí như có trình độ, hiểu biết về ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới mới đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 60)