Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 125 - 127)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

3.2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/20107 của Tỉnh ủy về công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 137/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2003-2010, và 2010 - 2015, tỉnh Hòa Bình đã ban hành những chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và các chỉ tiêu đặt ra theo các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn 2007 - 2013, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, tỉnh Hòa Bìnhđã đào tạo, bồi dưỡng được 1.879 người. Về lý luận chính trị, tỉnh đã đào tạo được 458 người đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị, 685 người đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đạt 545 người. Về kiến thức quản lý nhà nước trong chương trình chuyên viên chính đã bồi dưỡng cho 260 người. Về trình độ chuyên môn, trong giai đoạn 2007 - 2013, tỉnh đã cử 4 đồng chí cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đi học cao học tại các cơ sở ở trong và nước ngoài theo Đề án 165, cho chủ trương mở 08 lớp cao học, 60 lớp đại học chuyên ngành để đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh quản lý. Những kiến thức trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thường xuyên được cập nhật mới các quy định, văn bản, chính sách của Nhà nước, phục vụ cho công tác chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ cao của tỉnh, giai đoạn 2007 - 2013, tỉnh Hòa Bình đã cử đi đào tạo 140 người, trong đó có 05 tiến sỹ, 135 thạc sĩ. Ngoài ra, tỉnh cũng mở được 10 lớp đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh với

693 người, ban hành 02 bộ tài liệu tiếng Thái và tiếng Mông, góp phần đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến gần với đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Hòa Bình còn có những hạn chế nhất định. Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng còn phân tán, nhiều đầu mối, nhiều nguồn kinh phí dẫn đến sự lãng phí, thiếu tập trung cho các mục tiêu chính. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở một số đơn vị chưa được chú trọng đúng mức, vẫn còn mang tính chất thụ động, ỷ lại vào cấp trên, mục tiêu đào tạo dàn trải, chưa gắn với sử dụng cán bộ. Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nội dung, chương trình chưa bám sát tình hình thực tế của đất nước, của tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng bộ, chậm được bổ sung điều chỉnh. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng riêng cho miền núi chưa được xây dựng, ban hành, do đó chưa phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong xã hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Năng lực thực hiện nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề các huyện miền núi trong thời gian qua tuy được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, chương trình tài liệu còn nặng về lý thuyết, ít đề cập đến kỹ năng tác nghiệp cụ thể. Sự trùng lắp về nội dung giữa các hệ thống chương trình, giáo trình giảng dạy; năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên ở một số bộ môn của các cơ sở đào tạo chưa đồng đều, hạn chế cả về lý luận và thực tiễn. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có nhu cầu và được giao chỉ tiêu đào tạo với các cơ sở đào tạo trong tỉnh, dẫn đến tiến độ hoặc số lượng học viênở một số lớp đạt thấp so với chỉ tiêu giao.

Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, về hội nhập quốc tế của một bộ phận cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình chậm được đào tạo mới, đào tạo lại. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầu tư chiều sâu

cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh những kiến thức luật pháp quốc tế, những cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức quốc tế khiến cho các cán bộ đôi khi lúng túng trong việc hoạch định cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình liên doanh, liên kết sản xuất với các đối tác nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và phát triển nông nghiệp. Mặt khác, ảnh hưởng của tư duy bao cấp gây sức cản trong một số khâu của công tác đào tạo, bồi dưỡng; không ít các đơn vị còn trông chờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên, thiếu năng động sáng tạo trong việc tìm kiếm nguồn lực, phát huy nội lực để đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

Biu 3.10: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh

Hòa Bình giaiđoạn 2007 - 2013

Đơn vị: Người

Chuyên môn Lý luận chính trị Bồi dưỡng

Đối tượng Tổng số T i ến sĩạc sĩ ấp Th Cao c C nhân T rung c ấp Q u ản l ý nh à nư c C ập nhật k iế n t hứ c ki nh t ế Q u ốc ph òng - An ni nh N go ại ngữ Cán bộ diện Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý 05 120 Cán bộ diện Trung ương quản lý 0 15 Dự kiến đào tạo,

bồi dưỡng năm 2015 và 2016

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)