Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 171 - 175)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4.2.6.Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

4.2.6.Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ

người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Thứ nhất, làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các chức danh cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Để tạo nguồn cán bộ lâu dài từ 15 - 20 năm, các huyện và tỉnh lập kế hoạch bố trí sử dụng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học vào các công việc thích hợp ở thôn, bản, xã; qua quá trình công tác nếu có triển vọng phát triển thì tiếp tục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị để sử dụng lâu dài tại địa phương. Đối với những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thì cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động phối hợp để tuyển dụng theo đúng ngành nghề, tạo điều kiện để họ có việc làm, cũng như tạo nguồn cán bộ dân tộc lâu dài cho tỉnh, huyện.

Thứ hai, các cấp, các ngành, các đơn vị phải xem công tác quy hoạch cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnh người dân tộc thiểu số là việc làm thường xuyên của mình. Khi quy hoạch cán bộ không chỉ chú ý đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mà cần quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức các chức danh chuyên môn để khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ như hiện nay. Đồng thời, thực hiện tốt các bước quy hoạch như đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ... để tạo nguồn lâu dài.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh người dân tộc thiểu số. Việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số phải đa dạng hóa phương thức và loại hình đào tạo, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của cán bộ; gắn việc đào tạo lý luận với thực hành, giúp họ nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn.

Nhằm khuyến khích cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh dân tộc thiểu số học tập nâng cao trình độ, cần điều chỉnh mức trợ cấp học phí cho phù hợp với giá cả thị trường từng thời kỳ. Đối với cán bộ dân tộc thiểu số theo học các chương trình sau đại học cũng cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng để

khuyến khích. Ngoài ra, cần có chính sách đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cán bộ dân tộc thiểu số khi được luân chuyển, điều động đi công tác xa nhà, ở vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm công tác.

Thứ tư, đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo đối với cán bộ người dân tộc thiểu số theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực.

Tùy theo chức danh, nhiệm vụ được phân công để bố trí bồi dưỡng một trong số những nội dung dưới đây:

- Bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhận thức chính trị, bao gồm đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, thời sự (tình hình địa phương, trong cả nước, thế giới...).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (là nội dung chủ yếu của chương trình bồi dưỡng các chức danh thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn).

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh chuyên môn và các chức danh trực tiếp chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực hoạt động của địa phương (tư pháp, địa chính, tài chính, hành chính, văn hóa, kinh tế, xã hội...).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế - xã hội, như chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình khuyến nông - lâm - ngư nghiệp; chương trình xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa; nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn...

- Bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế như các chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ quản lý kinh tế hiện đại, kiến thức luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế,...

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, Đảng ta luôn khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đòi hỏi Đảng ta phải quan tâm đội ngũ cán bộ chủ chốt ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thời kỳ đổi mới của đất nước.

Trên cơ sở phân tích khoa học các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, luận án tập trung vào luận giải, khái quát các vấn đề cơ bản: Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, các khái niệm, phạm trù có liên quan tiếp cận và phân loại. Đồng thời, chỉ rõ vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Nhấn mạnh vai trò hoạch định đường lối, chính sách, đề án phát triển kinh tế của tỉnh phù hợp với tình hình,đặc điểm từng thời kỳ. Ngoài ra, luận án phân tích và những nội dung cơ bản đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Các luận giải đi từ những vấn đề chung nhất, sau đó phân tích đặc điểm cơ bản riêng.

Từ đặc điểm tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hoà Bình và xuất phát từ yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình. Luận án khái quát những kết quả bước đầu trong thực hiện quy trình các khâu trong công tác cán bộ: Tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chính sách kiểm tra và quản lý cán bộ. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc cũng như nguyên nhân khách quan và chủ quan của công tác trên.

Chương 4 của luận án tiếp cận quan điểm và phương hướng về công tác cán bộ qua các Nghị quyết Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khoá VII

đến khoá XXI, từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hoà Bình. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra phương hướng và giải pháp bước đầu góp phần hoàn thiện công tác đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình đáp ứng yêu cầu thời kỳhội nhập quốc tế.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song trong luận án, việc tìm hiểu các số liệu và phân biệt mạch lạc các chức danh cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh còn mang tính tương đối. Bởi lẽ có nhiều sở, ban, ngành, chức năng về kinh tế và chức năng chính trị, xã hội khó phân biệt. Vì vậy, các phân tích, đánh giá, khảo sát nghiên cứu của luận án nhiều nội dung vẫn gắn với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói chung. Tác giả luận án kính mong được sự đóng góp, giúp đỡ từ phía các nhà khoa học để bản luận án được hoàn thiện và chất lượng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 171 - 175)