Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 119)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

3.2.2.2. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Ngày 30-11-2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đưa ra quan điểm:

- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự

nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tế CNH, HĐH đất nước; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng.

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết số 42/NQ-TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Hòa Bình đã sớm nghiên cứu và chỉ đạo việc cụ thể hóa Nghị quyết bằng hệ thống các văn bản tạo sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Ngày 05/4/2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 04- KH/TU về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Ngày 07/6/2006, Ban Tổ chức Tỉnhủy ban hành Hướng dẫn số 02-HD/TC về thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnhủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Ngày 26/3/2007, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về công tác tổ chức, cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Ngày 22/8/2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản số 177- CV/TU về việc xác nhận quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh.

Ngày 23/02/2009, Ban Tổ chức Tỉnhủy ban hành văn bản số 297-CV/TC về việc thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương.

Xác định việc xây dựng và thực hiện quy trình công tác quy hoạch cán bộ là nội dung quan trọng góp phần quyết định chất lượng của công tác quy hoạch cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnhủy Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh thực hiện tốt các bước xây dựng quy hoạch cán bộ.

Trên cơ sở những hướng dẫn của Ban Thường vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình đã tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, theo đúng quy trình, đảm bảo quyền phát huy dân chủ trong phát hiện, giới thiệu nguồn, chú ý đến cơ cấu nữ, tính kế thừa ở các độ tuổi, rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và bổ sung những nhân tố mới, những cán bộ có triển vọng. Thực hiện tốt phương châm “động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ, số lượng cán bộ dự nguồn các cấp ủy, ban thường vụ đạt tối thiểu từ 1,5 lần trở lên so với cấp ủy viên, ban thường vụ đương nhiệm, mỗi chức danh chủ chốt có từ 2-3 cán bộ dự nguồn.

Có 19 đơn vị kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình đã tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh; 11/19 đơn vị trên đã quy hoạch được 46 cán bộ dự bị kế cận (cấp trưởng 15 đồng chí, cấp phó 31 đồng chí), trong đó, tỷ lệ có trình độ đại học và trên đại học là 80,1%; cao đẳng 19,9%; cao cấp lý luận 80,6%; hệ số quy hoạch bình quân cho mỗi chức danh 1,3 - 1,5 người. Riêng khối các sở kinh tế như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, tổng số được giới thiệu quy hoạch dự bị cán bộ chủ chốt 30 đồng chí. Chất lượng, cơ cấu cán bộ trong quy hoạch được nâng lên 20,7% có trìnhđộ trên đại học; 79,3% có trìnhđộ đại học; 80,5% có bằng cao cấp; 100% có ngoại ngữ trìnhđộ A trở lên...

Tỉnh uỷ Hoà Bình đã tiến hành xong quy hoạch cán bộ (diện A1, A2 và A3), chủ động chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp của tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh và quy hoạch các chức danh chủ chốt của các sở, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong kỳ bầu

cử; chuẩn bị quy hoạch đội ngũ cán bộ dự bị, kế cận các chức danh lãnh đạo chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ 2015 - 2020.

Trong danh sách quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 21 đồng chí cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được đưa vào quy hoạch, trong đó có 02 đồng chí nữ là người dân tộc Mường, 01 đồng chí người dân tộc Thái.

Bảng 3.9: Cơ cấu cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình trong quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Hòa Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020

Đơn vị: Người

Độ tuổi Cơ cấu giới tính

Trìnhđộ

chuyên môn Trìnhđộ lý luận Dân tộc 30-40 tuổi 40-50 tuổi 50-60 tuổi Nữ Tỷ lệ (%) Đại học Sau ĐH Trung cấp Cử nhân Cao cấp Kinh 0 5 5 0 0 5 6 0 0 10 Mường 0 4 6 2 9,53 7 2 0 1 9 Thái 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 Tổng số 0 10 11 2 9,53 13 8 0 1 20

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].

Tóm lại, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong các năm qua của Hoà Bình được triển khai tích cực, đồng bộ, đã chủ động chuẩn bị tốt được nguồn cán bộ dự bị, kế cận cho các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Nguồn cán bộ này đã bổ sung kịp thời cho các kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và Đại hội Đảng các cấp của tỉnh. Chất lượng cán bộ đưa vào nguồn có sự chuyển biến khá so với đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương nhiệm, xét về trình độ chuyên môn, chính trị, độ tuổi. Độ tuổi bình quân của cán bộ dự nguồn thấp hơn so với số cán bộ đương chức 1-2 tuổi. Quy hoạch ban chấp hành bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Số cán bộ được giới thiệu đưa vào cán bộ dự nguồn lãnh đạo cấp tỉnh cho khoá tới có trình độ cao đẳng, đại học và lý luận chính trị cao cấp chiếm tỷ lệ 80-90%. Số nguồn cho một chức danh và số cán bộ có trìnhđộ đại học và cao cấp chính trị tăng. Qua từng năm, từng

thời kỳ, tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho sát với nhu cầu phát triển của mỗi địa phương, đơn vị, ngành, định hình rõ các loại quy hoạch, gắn với các khâu trong công tác cán bộ, tạo cơ sở để hình thành được một đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ có lúc, có nơi còn bị xem nhẹ. Một số cấp uỷ đảng, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, chỉ đạo thiếu kiên quyết, lúng túng trong phương pháp, cách làm quy hoạch cán bộ. Hằng năm, chậm rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, khó khăn trong đào tạo nguồn cán bộ, cán bộ đưa vào quy hoạch còn khép kín trong xây dựng quy hoạch. Chất lượng quy hoạch cán bộ một số huyện, ngành, đơn vị chưa đạt yêu cầu. Số cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số đưa vào quy hoạch, trình độ chuyên môn chưa cao. Mặt khác, nguồn quy hoạch cấp trưởng của các sở, ban, ngành quản lý nhà nước về kinh tế, các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Hòa Bình chủ yếu vẫn là cấp phó đưa vào quy hoạch cấp trưởng, chưa có tính đột phá cao. Do đó việc bổ nhiệm, bầu cử còn một số trường hợp chưa đúng quy hoạch.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)