Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 53)

quá trình hội nhập quốc tế

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt

Đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản. Hai ông không chỉ là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, mà còn là những người đem lý luận khoa học kết hợp với phong trào công nhân, lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới.

Giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được chính quyền thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng. Các ông cho

rằng: Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại, nếu không có những con người như thế thì như Hêhenvêxinxơ nói: Thời đại sẽ sáng tạo ra con người như thế.

Từ kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người và từ chính quá trình truyền bá lý luận khoa học vào phong trào công nhân, C.Mác đã khẳng định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lý luận thực tiễn” [39, tr.181].

Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen; V.I.Lênin đã đặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào cách mạng vô sản. Đó là những cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga:“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnhđạo phong trào” [38, tr.473]. Ngay từ ngày đầu thành lập Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, V.I.Lênin đã rất coi trọng công tác cán bộ. Người chỉ rõ, muốn lật đổ chế độ Nga hoàng giành chính quyền, phải có “đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp”. Người cho mở các trường, lớp đào tạo cán bộ và chính Người đã giảng dạyở các trường, lớp đó. Cách mạng tháng Mười Nga không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo như thế.

Khi có chính quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin tiến hành đánh giá, sắp xếp lại cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ mới. Năm 1922, qua thực tiễn, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định: “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh.Hiện nay, đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [38, tr.449]. Hàng loạt vấn đề được đặt ra sau khi Đảng giành được chính quyền, rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, Đảng phải gấp rút lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ mạnh cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ mới.

Những vấn đề quan trọng về cán bộ và công tác cán bộ của thời kỳ mới đã được V.I.Lênin bàn đến ở nhiều giai đoạn và tập trung ở thời kỳ sau khi chính quyền được thiết lập trong cả nước, khi nước Nga bước vào thời kỳ ổn định, xây dựng chế độ xã hội mới.

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cán bộ là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Người khẳng định:“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [39, tr.26]. Người quan niệm cũng như câythì phải có gốc, không có gốc thì cây héo; sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn, mọi công việc cách mạng đều phải bắt đầu từ cán bộ, và mọi việc thành bại đều bắt nguồn từ cán bộ. Công việc cách mạng bao hàm từ công việc hoạch định đường lối, cho đến các công việc tổ chức, thực hiện đường lối. Bản thân việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cũng phải do con người, tức là do đội ngũ cán bộ của Đảng thực hiện. Muốn biến đường lối, chính sách thành hiện thực, cần phải có con người sử dụng lực lượng thực tiễn, đó là đội ngũ cán bộ cách mạng và cùng với quần chúng cách mạng, bằng sự mẫn cảm của mình để đưa cách mạng đến thành công. Nói Đảng hoạch định đường lối, thực chất là nói bộ phận tiên tiến nhất của Đảng, tức là một đội ngũ cán bộ ưu tú nhất, đã vận dụng lý luận Mác - Lênin kết hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như thâu tóm kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng mà vạch ra đường lối đó. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [39, tr.240]. Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm, thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi.

Do vậy, cán bộ có vai trò to lớn, quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công việc. Cho nên, nói đến cán bộ là nói đến “tiền vốn của đoàn thể”, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách của Đảng và Nhà nước nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức

là lỗ vốn. Tuy nhiên, khi bàn về vai trò cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều đến cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, những người chịu trách nhiệm trực tiếp và to lớn, nặng nề trước nhân dân và toàn dân tộc. Bởi, trong đội ngũ cán bộ đông đảo, cán bộ lãnh đạo lại là nòng cốt của đội ngũ ấy. Họ có trách nhiệm lãnh đạo tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền, hành chính, sự nghiệp, đoàn thể hay tổ chức quản lý kinh doanh… từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.

* Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Trải qua gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã thuđược những thành tựu to lớn. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNH, HĐH. Đảng ta đãđề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ này. Để thực hiện được chiến lược đó, Đảng đã xây dựng chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, chủ động hội nhập quốc tế, vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt về kinh tế lại càng đặc biệt quan trọng.

Đối với cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý ở lĩnh vực hoạt động kinh tế trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Đây cũng là lực lượng lãnh đạo, đề xuất, tổ chức và chịu trách nhiệm về mọi chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ trên lĩnh vực mà họ phụ trách. Đội ngũ này có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của tỉnh, thể hiện cụ thể như sau:

Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực trong tỉnh. Đối với các địa phương, có đặc

điểm chung là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn không đồng đều, năng suất lao động tương đối thấp. Trong khi đó, hầu hết cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là những người đã qua đào tạo, có kinh nghiệm thực tiễn, nên đây là một bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao, giữ vai trò quan trọng và quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Với ưu thế đã trải qua ít nhất một khoá đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, nên đội ngũ lao động này thể hiện được tính chuyên nghiệp, tính tổ chức và kỷ luật của mình. Đây là những tác phong cần thiết cho công việc trong thời đại ngày nay - thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng. Công việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt lại có ảnh hưởng rất lớn tới công việc của các ngành nghề, bộ phận khác trong xã hội. Do đó, tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả, phù hợp với xu thế thời đại của đội ngũ này sẽ có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh tế- xã hội của đất nước.

Từ những điều kiện nêu trên có thể thấy, với năng suất và chất lượng trong công việc của mình, cán bộ chủ chốt về kinh tế đang nắm giữ một vai trò rất quan trọng của lực lượng lao động Việt Nam, nó có tác động lớn tới yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của chúng ta hiện nay. Vì vậy, nếu chúng ta đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt quản lý kinh tế có chất lượng, nó sẽ là một động lực không nhỏ trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Hai là, cán bộ chủ chốt về kinh tế trong các doanh nghiệp cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế thị trường là một tiến bộ trong tiến trình phát triển kinh tế của nhân loại, nền kinh tế này đang tạo ra một sức sản xuất vô cùng lớn cho xã hội loài người. Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định, “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN”, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đến lượt nó, giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, và vận hành hoạt động của kinh tế Nhà nước lại chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt quản lý kinh tế. Chính vì thế, chất lượng của

đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế quyết định đến chất lượng hoạt động của thành phần kinh tế này và tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác với tinh thần yêu nước, có trình độ, chuyên môn cao, khả năng làm việc sáng tạo sẽ tạo ra những hiệu quả kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế Nhà nước, giữ vững vị trí chủ đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của mình đối với các thành phần kinh tế khác. Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị kinh tế Nhà nước không đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh có phần nguyên nhân chính là do sự yếu kém, hạn chế về trình độ và năng lực quản lý của bộ máy lãnhđạo, quản lý doanh nghiệp. Do đó, để thành phần kinh tế này hoạt động tốt hơn nữa, cần phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế có kỹ năng lãnh đạo, quản lý giỏi, năng động, sáng tạo, giao việc cho họ gắn liền với trách nhiệm và có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý chặt chẽ. Có như vậy thì kinh tế Nhà nước mới tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo của mình, nó cũng góp phần hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là thành tố quan trọng của bộ máy nhà nước thực hiện quản lý nhà nước và quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Nhà nước với tư cách là một yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng, luôn có tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong các xã hội có nền kinh tế thị trường phát triểnở trìnhđộ hiện đại thì vai trò kinh tế của nhà nước ngày càng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Sự tác động của nhà nước tới kinh tế có thể theo hai chiều hướng, hoặc thúc đẩy kinh tế phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển ấy, tuỳ thuộc vào các chính sách và pháp luật… của nhà nước có phù hợp với nhu cầu khách quan của nền kinh tế hay không. Đối với Việt Nam, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển, nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là những người quyết định đến việc xác định, ban hành, triển khai và tổ chức thực hiện những chủ

trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, họ vừa giữ vai trò gián tiếp vừa giữ vai trò trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mặt khác, chính đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cũng là những nhà lãnh đạo, quản lý hay làm việc trong các đơn vị kinh tế của Nhà nước, do đó, họ cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh của xã hội, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng và việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bốn là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của mỗi tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành phát triển kinh tế cấp tỉnh, bởi đội ngũ này gắn liền với tính chất đặc điểm kinh tế - xã hội và quy mô của cấp tỉnh.

Với tính chất quản lý kinh tế - xã hội cấp vĩ mô ở Trung ương, thì ở cấp tỉnh, thành phố, tính chất quản lý kinh tế - xã hội chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể theo đường lối, chính sách của Trung ương trên cơ sở sáng tạo, phát huy dân chủ, khai thác tiềm năng và mọi nguồn lực của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Cán bộ về kinh tế cấp tỉnh thực hiện việc quản lý các lĩnh vực trong quá trình vận hành kinh tế - xã hội của tỉnh, trực tiếp quyết định sự hoạt động của các lĩnh vực đó thông qua việc chỉ đạo, điều hành sự vận hành tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, cùng với việc triển khai hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế ngày càng đồng bộ và phù hợp với đối tượng quản lý. Đồng thời, với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng sẽ là lực lượng vật chất to lớn trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Năm là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đóng vai trò quyết định sự thành công của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của tỉnh. Sự nghiệp đổi mới kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,

trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định. Họ là những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và điều hành các chủ trương đường lối, hoạch định các chiến lược, sách lược đổi mới. Thực tế qua gần 30 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta cho thấy, muốn đổi mới thành công phải có đường lối, chủ trương đúng đắn, có

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)