* Tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế tỉnh Hòa Bình trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá so với các địa phương lân cận.
Trong giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP, không tính thủy điện Hòa Bình) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là
8%/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 1996-2000 là 7,4%/nămvà đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch (phê duyệt năm 2001) là 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá và ổn định. Trong các năm 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với giai đoạn trước.
Do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cả nước, giai đoạn 2011 - 2013, kinh tế của tỉnh Hòa Bình chỉ đạt mức tăng trưởng 10,27%, trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,82% (công nghiệp tăng 15,8%; xây dựng tăng 13,8%), dịch vụ tăng 10,66%. Với tốc độ tăng trưởngổn định và giữ ở mức cao trong nhiều năm qua là minh chứng cho chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình.
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2013
Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2001-
2005
2006-
2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng GDP chung 8,0 12,0 10,42 10,2 10,2
Nông lâm thuỷ sản 4,9 4,6 4,0 3,9 4,06 Công nghiệp, xây dựng 15,2 20,7 17,86 15,2 14,4 Dịch vụ 8,2 13,1 11,98 9,8 10,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình các năm từ 2001 - 2013 [20]. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá nhanh, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm, khu vực dịch vụ tăng không đáng kể. Đến năm 2010 trong cơ cấu GDP (không tính nhà máy thuỷ điện), nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,5% và khu vực dịch vụ chiếm 33,5%. Nếu tính cả nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010 nông nghiệp chỉ còn khoảng 25,5% và công nghiệp xây dựng chiếm đến 50%.
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông lâm thuỷ sản 43,1 35,0 32,5 30,7 Công nghiệp, xây dựng 23,5 31,5 33,2 35,2
Dịch vụ 33,4 33,5 34,3 34,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình năm 2005 - 2012 [56].
Năm 2013 trong cơ cấu GDP (không tính nhà máy thuỷ điện), nông nghiệp chiếm 29,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 36,6% và khu vực dịch vụ chiếm 334,2%. Ngành nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho nông sản của Hòa Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế như thương hiệu chè San tuyết, cam Cao Phong mang lại doanh thu trung bình từ 300 - 400 triệu đồng/ha cho người nông dân.
Toàn tỉnh hiện có 56 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 326,24 triệu USD, 42 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 5.260,6 tỷ đồng, mang lại giá trị xuất khẩu 50 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 50 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 5.500 lao động.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành theo GDP của tỉnh Hòa Bình năm 2013
* Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 15, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh chạy qua với tổng chiều dài 301 km. Về tiêu chuẩn kỹ thuật, ngoài Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đã được nâng lên cấp III, mặt đường phủ bê tông nhựa, các Quốc lộ còn lại (Quốc lộ 15, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B) có cấp kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI), mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng. Toàn tỉnh hiện có 21 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 385 km và 6 tuyến CT 229 với tổng chiều dài 186 km. Các tuyến CT 229 và đường tỉnh, về tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ yếu chỉ đạt cấp VI và thấp hơn, khoảng 30% chiều dài mặt đường là cấp phối tự nhiên. Hầu hết các tuyến CT 229 và đường tỉnh đều có công trình cầu, xây dựng theo nhiều loại tải trọng khác nhau, chủ yếu là H13. Ngoài ra trên các tuyến này còn có các công trình ngầm tràn liên hợp cống dùng để vượt dòng.
Các tuyến đường huyện: Tổng chiều dài mạng lưới đường huyện trên toàn tỉnh là 740 km, chủ yếu là đường loại A-GTNT, trong đó chỉ có khoảng 30% chiều dài mặt đường đã được cứng hoá (bằng bê tông xi măng và láng nhựa), còn lại là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất.
Tổng chiều dài mạng lưới đường xã trên toàn tỉnh, hiện tại là 3.292 km, chủ yếu là đường loại B-GTNT và thấp hơn (nền đường nhỏ hẹp, độ dốc dọc lớn, không đủ tiêu chuẩn cấp đường) trong đó chỉ có khoảng 20% chiều dài mặt đường đã được cứng hoá (bằng bê tông xi măng và láng nhựa) số còn lại là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất.
Hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình gồm có tuyến sông Đà và sông Bôi, trong đó tuyến sông Đà do Cục Đường thuỷ nội địa quản lý, chủ yếu phục vụ vận chuyển cho vùng Tây Bắc và vùng hạ lưu (đặc biệt phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La). Tuyến sông Bôi do mực nước thấp nên chỉ có các phương tiện thuỷ gia dụng có tải trọng nhỏ, chuyên chở vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng của nhân dân hai huyện Kim Bôi và Lạc Thuỷ.
Tỉnh Hòa Bình hiện có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất 8x240 MW, hàng năm cung cấp sản lượng điện trên 8 tỷ KWh cho đất nước qua các trạm biến áp 220KV và 500 KV; 10 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt trên 29,6 MW, các nhà máy thuỷ điện nhỏ trong tỉnh được xây dựng kết hợp với hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi, phát điện phục vụ các cụm dân cư nhỏ, xa lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn có trên 2.000 máy thuỷ điện cực nhỏ, công suất từ 0,3-0,5 KW của các hộ gia đình phục vụ sinh hoạt.